Chuyến đi trao đổi chuyên môn và dự Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ của NCS Dương Hải Thuận tại Đại học Toulouse, Cộng hoà Pháp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc trưng động học hình thái vùng vịnh và đề xuất ứng dụng các giải pháp tái tạo nâng cấp bãi biển nha trang, tỉnh khánh hòa có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Trang 34 - 40)

Dương Hải Thuận tại Đại học Toulouse, Cộng hoà Pháp:

Ngày 5/12/2018 vào lúc 14g giờ địa phương (tức 20g Việt Nam) tại Laboratoire d’Etudes en Géophysique et Océanographie Spatiales (LEGOS) – Institut de recherche pour le développement (IRD) – Toulouse – Cộng hòa Pháp đã tổ chức lễ bảo vệ Luận án cho NCS Dương Hải Thuận.

Tên luận án: Observation of monsoon and typhoon-driven hydro-morphodynamics at a tropical low-tide terraced beach: a case study at Nha Trang, Vietnam.

Chuyên ngành: Hải dương học, khí quyển và khí hậu

GVHD: GS.TS Patrick Marchesiello, PGS.TS Rafael Almar và GS.TS Nguyễn Trung Việt

Hệ thống camera quan trắc gần bờ bằng video-camera được phát triển từ năm 1980 tại Hoa Kỳ, đến nay đã có nhiều hệ thống tương tựđược xây dựng và phát triển ở trên thế giới nhưng chủ yếu được sử dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Úc, Nhật Bản… Tuy vậy, hệ thống video - camera giám sát bãi biển Việt Nam cho đến năm 2013 mới được lắp đặt và sử dụng tại bãi biển Nha Trang bởi nhóm các nhà Khoa học của Trường Đại học Thủy lợi thông qua đề tài Nghị định thư Việt Nam - Cộng hòa Pháp do GS.TS Nguyễn Trung Việt làm chủ nhiệm đề tài. Việc giải đoán ảnh video - camera cho ra các kết quả địa hình đáy và các thông số động lực học ven bờ trước đây chưa đánh giá và định lượng được sai số khi giải đoán ảnh. Chính vì vậy đóng góp chính của Luận án là lần đầu tiên đã đề xuất phương pháp và đánh giá định lượng sai số khi giải đoán địa hình đáy ven bờ từảnh video - camera thông qua số liệu mực nước triều giải đoán với mực nước triều thực đo, cũng như giải đoán và phân tích diễn biến phức tạp của địa hình bãi biển độ dốc nhỏ dưới tác động với nhiều cấp độ khác khau của năng lượng sóng. Từ đó đã tiến hành giải đoán địa hình đáy ven bờ với thời gian liên tục hơn 3 năm từ ảnh video-camera ở bãi biển Nha Trang.

Với những số liệu mà NCS đã trực tiếp tham gia các đợt khảo sát thuộc Pha 1 và Pha 2 của đề tài nghị định thư cấp nhà nước giữa Việt Nam – Cộng hòa Pháp (MOST1 và MOST2) và COASTVAR từ 2013 đến nay. Tác giả đã phát triển thành công kỹ thuật giải đoán ảnh cho hệ thống quan trắc từ xa của thiết bị không người lái Drone (UAV) cho kết quảđịa hình trên cạn, địa hình dưới nước và thông sốđộng lực học ven bờ. Hội đồng đã đánh giá cao về trình độ của NCS khi đã trực tiếp triển khai khảo sát tại thực địa và kiến thức của NCS thông qua nội dung trong luận án và khi trả lời các câu hỏi của hội đồng chấm luận án. Các thành viên trong hội đồng đã đồng ý trình Đại học Toulouse III (Université Paul Sabatier) ra quyết định công nhận học vị Tiến sĩ cho NCS. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi bảo vệ LATS của NCS. Dương Hải Thuận.

35 Chủ tịch hội đồng GS. Nicholas HALL đọc quyết định và giới thiệu các thành viên

hội đồng đánh giá LATS

36 NCS trình bày kết quả luận án

37 GS.TS. Eric BARTHÉLEMY đặt các câu hỏi cho NCS

38 Chủ tịch hội đồng GS. Nicholas HALL đọc kết luận và chúc mừng NCS

39 hiện đề tài và sử dụng số liệu của đề tài dưới sự hướng dẫn của 02 chủ nhiệm phía Việt Nam và Cộng hoà Pháp. Toàn bộ kinh phí thực hiện trong quá trình nghiên cứu ở Trường Đại học Thuỷ lợi và Đại học Toulouse do phía Pháp tài trợ hoàn toàn. Kinh phí cho chuyến đoàn ra đối với GS.TS. Nguyễn Trung Việt cũng do phía Pháp đài thọ.

8. Kết luận:

Với mục tiêu và chương trình đã đề ra, dựa trên các kết quả thu được trong báo cáo này cho thấy chuyến đi đã thành công tốt đẹp và đạt được toàn bộ các mục tiêu và nội dung được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, cụ thể như sau:

- Đã trao đổi, cập nhật thông tin về quá trình nghiên cứu và kết quảđạt được với nhóm đối tác nước ngoài. Kết quả nghiên cứu đã và đang thực hiện được các bên đánh giá cao và tiếp tục phối hợp tốt trong thời gian tới;

- Một số ý tưởng về giải pháp công trình và phi công trình nhằm làm giảm suy thoái bờ biển phía Nam vịnh Nha Trang và tái tạo lại bãi khu vực phía Bắc vịnh Nha Trang đã được thảo luận chi tiết, đặc biệt có sự tham gia của 4 công ty tư vấn của Pháp đã gợi mở một số hướng cho các nghiên cứu, đề xuất sắp tới;

- Một số kinh nghiệm về học thuật cũng như thực tiễn được đoàn rút ra từ các dự án nuôi bãi hàng đầu thế giới tại Capbreton và Sand Engine (hay Sand Motor) và sẽđược áp dụng cho công trình chống xói lở, suy thoái bờ biển Nha Trang và Hội An sắp tới nói riêng và các khu vực khác nói chung;

- Từ chuyến công tác: tổ chức Hội thảo khoa học, tham quan các phòng thí nghiệm hiện đại ở Pháp và Hà Lan đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm hàng đầu về các lĩnh vực thủy động lực học và vận chuyển bùn cát. Trong thời gian tới, Trường Đại học Thủy lợi quyết tâm cao và dành tâm huyết để nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực công trình biển nói riêng, lĩnh vực phòng, chống thiên tai nói chung, từ đó có thể đề xuất, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ có được những giải pháp mang tính đột phá trong quản lý, vận hành và giám sát, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai bất thường như hiện nay.

40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc trưng động học hình thái vùng vịnh và đề xuất ứng dụng các giải pháp tái tạo nâng cấp bãi biển nha trang, tỉnh khánh hòa có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Trang 34 - 40)