Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu suất trích lyHình 4.1 Sự thay đổi hiệu suất trích ly của các dung môi theo những

Một phần của tài liệu CH??NG 1 B?o c?o ?? t?i Kh?o s?t c?c y?u t? ?nh h??ng ??n hi?u su?t tr?ch ly d?u G?c CH??NG 1 M? ??U... (Trang 38 - 44)

VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu suất trích lyHình 4.1 Sự thay đổi hiệu suất trích ly của các dung môi theo những

Hình 4.1 Sự thay đổi hiệu suất trích ly của các dung môi theo những

Theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy, hiệu suất trích ly ở các mức nhiệt độ khác nhau là có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy (P<0,05). (Phụ lục 12, trang 59)

Khi nhiệt độ càng tăng thì hiệu suất trích ly càng tăng:

Từ 50OC – 80OC: hiệu suất trích ly tăng nhanh

Từ 80OC – 85OC: hiệu suất trích ly tăng chậm

Bởi vì, nhiệt độ càng cao thì dầu càng linh động nên dầu và dung môi dễ hòa tan vào nhau, lượng dầu sẽ trích ly ra nhiều hơn. Mặt khác, nhiệt giúp cho quá trình trích ly dễ dàng bằng cách phá hủy màng tế bào bởi việc làm biến tính màng tế bào và bởi các bọt khí tạo thành, nó làm tăng khả năng hoà tan của bột Gấc cần trích ly; Nhiệt độ cao làm giảm độ nhớt của dầu nên việc chuyển dầu từ tế bào vào dung môi sẽ dễ dàng hơn.

Điều đó được mô tả cụ thể ở đồ thị (Hình 4.2)

Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát lượng dung môi hao hụt:

Từ 50OC – 65OC: lượng dung môi hao hụt ít

Từ 65 C – 85 C: lượng dung môi hao hụt nhiều

Điều đó được mô tả cụ thể ở đồ thị (Phụ lục 8, trang 58 và Hình 4.3)

Với kết quả như trên, chúng tôi thấy rằng:

Từ 80OC – 85OC: hiệu suất trích ly tăng chậm, nhưng lượng dung môi hao hụt quá nhiều. Điều này ảnh hưởng đến tính kinh tế.

Từ 55OC – 80OC: lượng dung môi hao hụt không nhiều, nhưng hiệu suất trích ly lại không cao.

 Nếu nhiệt độ trích ly cao quá thì hàm lượng β - Caroten, lycopen, tocopherol (vitamin E),…trong dầu gấc sẽ giảm.

 Nếu nhiệt độ trích ly thấp quá thì hiệu suất trích ly không cao, hàm lượng dầu trong

Chính vì những lý do trên nên chúng tôi chọn 80 C là nhiệt độ trích ly tối ưu nhất.

4.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng dầucòn lại trong nguyên liệu còn lại trong nguyên liệu

Thời gian càng dài thì hàm lượng dầu còn lại trong bã càng ít. Trong 4 giờ đầu tiên, lượng dầu này đến từ các tế bào bị phá vỡ do quá trình nghiền. Khi thời gian càng tăng thì hàm lượng dầu trong và ngoài tế bào sẽ càng đi đến trạng thái cân bằng. Khi đạt đến trạng thái cân bằng thì quá trình trích ly không xảy ra, do đó hiệu suất trích ly sẽ giảm.

Từ 1 giờ - 4 giờ: hàm lượng dầu còn lại trong bã giảm nhanh.

Từ 4 giờ - 5 giờ: hàm lượng dầu trong bã giảm chậm Điều đó được mô tả cụ thể ở đồ thị (Hình 4.4)

Thời gian trích ly càng tăng thì lượng dung môi hao hụt càng nhiều.

Từ 1 giờ - 4 giờ: lượng dung môi hao hụt tăng chậm

Từ 4 giờ - 5 giờ: lượng dung môi hao hụt tăng nhanh

Điều đó được mô tả cụ thể ở đồ thị (Hình 4.5)

Ngoài ra, vẫn còn một lượng nhỏ dầu sau 5 giờ trích ly (gần 7%). Dầu Gấc là một sản phẩm quý giá (2.000.000 VNĐ/l), như vậy cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng mối lợi kinh tế để xác định thời gian trích ly phù hợp.

Chính vì những lý do trên nên chúng tôi chọn 4 giờ là thời gian trích ly thích hợp nhất và đó cũng chính là thời điểm thích hợp để dừng quá trình trích ly.

Từ đó chúng tôi xây dựng phương trình hồi quy về mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng dầu còn lại trong nguyên liệu. Điều đó được mô tả cụ thể ở đồ thị (Hình 4.6)

Kết luận chung:

Qua tất cả những thí nghiệm tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng để trích ly dầu Gấc đạt hiệu quả tốt nhất thì các thông số tối ưu nhất đó là:

 Loại dung môi trích ly là : n – Hexan  Nhiệt độ trích ly ở : 800C  Thời gian trích ly là : 4 giờ

Hình 4.6 Mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng dầu còn lại trong nguyên liệu

Một phần của tài liệu CH??NG 1 B?o c?o ?? t?i Kh?o s?t c?c y?u t? ?nh h??ng ??n hi?u su?t tr?ch ly d?u G?c CH??NG 1 M? ??U... (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w