• Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.
• Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
• Giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội
Giám sát việc xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan báo cáo tình hình xử lý vi phạm hành chính.
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo về việc giải quyết đó; trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết thì kiến nghị với thủ trưởng cấp trên của người đó để yêu cầu giải quyết.
Trong khi tiến hành giám sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm của người vi phạm.
• Giám sát của hợp đồng nhân dân:
Giám sát việc xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương.
Định kỳ xem xét các báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo về việc giải quyết đó.
Trong khi tiến hành giám sát việc xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm của người vi phạm.