1. Xác định dung lượng bù
Yêu cầu bù công suất phản kháng để nâng hệ số công suất từ cosφtbpx = 0,856 lên cosφ= 0,93.
Dung lượng bù được xác định theo biểu thức: Qb = P.(tanφ1- tanφ2)= P.K (kVar)
Trong đó:
Qb dung lượng bù (kVar)
P Tổng công suất tính toán của toàn phân xưởng (kW). tanφ1, tanφ2 lần lượt là tan góc pha trước và sau khi bù. K là hệ số bù: K = tanφ1- tanφ2 = 0,2087
Thay số vào được:
Qb = P.K = 26,06.0,2087 = 5,4387 kVar.
Chọn 1 tụ bù thuộc loại tụ bù khô của MIKRO mã hiệu MKC-385075KT: Dung lượng định mức: 7,5 (kVar)
Điện áp định mức : 380V
Sai số điện dung : -5% ~ 10% (ở 20ºC) Tổn thất điện môi: < 0.35 W/kVar Dòng điện làm việc cực đại: 11,4 A Kích thước: 86 * 170 (mm)
Tiêu chuẩn IEC: IEC60831-1, IEC60831-2
2. Phương pháp bù
a. Phương pháp bù
Dung lượng tụ bù lớn hơn 15% công suất định mức của máy biến áp (50kVA) nên sử dụng bù điều khiển tự động (bù ứng động), dung lượng bù có thể thay đổi tông qua thiết bị điều chỉnh. Đây là phương pháp bù công suất một cách tự động, giữ hệ số công suất trong một giới hạn cho phép xung quanh giá trị hệ số công suất được chọn (0,93).
b. Vị trí đặt thiết bị bù
Thiết bị được lắp đặt tại các vị trí mà công suất phản kháng hoặc công suất tác dụng thay đổi trong phạm vi rộng. Do đó đặt tụ bù tại thanh góp của tủ phân phối chính.
33
34
KẾT LUẬN:
Sau gần ba tháng làm đề tài này, bản thân sinh viên đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, đây có thể xem là cơ hội tổng kết lại các kiến thức lý thuyết về Cung cấp điện mà kỳ trước sinh viên đã học được từ đó hiểu rõ và sâu hơn các kiến thức đó. Chính nhờ việc tổng kết này đã giúp sinh viên phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức mà mình cần phải bù đắp để có thể nắm vững kiến thức đối với môn học Cung cấp điện – một môn học vô cùng quan trọng đối với ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử mà sinh viên đang theo học.
Ngoài các kiến thức về lý thuyết sinh viên sẽ còn được rèn luyện kỹ năng đọc catalog của các thiết bị, biết chọn lựa thiết bị phù hợp với giá trị mà mình tính toán được nhằm bảo vệ an toàn cho phân xưởng. Sinh viên sẽ trực tiếp tìm hiểu các loại đèn, quạt thông gió, quạt làm mát, dây dẫn, CB, MCCB để chọn ra các thiết bị phù hợp và tốt nhất cho thiết kế của mình.
Bên cạnh đó, sinh viên tự mình thực hiện các bản vẽ mặt bằng, bản vẽ chiếu sáng… bằng các phần mềm hỗ trợ, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sử dụng các phần mềm cần thiết cho môn học, ngành học, phát huy tối đa những kiến thức lý thuyết đã học được. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài không thể không kể đến sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình từ Giáo viên hướng dẫn cũng như các bạn cùng học để hoàn thành đề tài, giúp bản thân sinh viên rút ra được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức quan trọng mà khi theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử cần có.
Có thể nói đề tài có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trường Đại học. Đây là dịp tạo nền tảng kiến thức giúp sinh viên định hướng rõ hơn cho con đường phát triển sau này, rút ra điểm mạnh – yếu của bản thân, từ đó xác định hướng đi đúng đắn, giúp sinh viên khắc phục những điểm còn hạn chế, thiếu thốn của bản thân đồng thời phát triển điểm mạnh và những mặt mà bản thân đã có được. Vì bản thân còn nhiều hạn chế nên đồ án còn nhiều sai sót, hi vọng thầy và người đọc đóng góp thêm ý kiến để đồ án hoàn thiện hơn, hỗ trợ cho các bạn đọc làm đồ án vào kì tới.
Đồ án Cung cấp điện được xem là tiền đề để bản thân sinh viên thực hiện các chuyên đề, báo cáo, đề tài sắp tới một các hoàn thiện hơn, giảm đến mức tối thiểu các sai sót dễ gặp phải. Đồng thời giúp sinh viên ứng dụng vào cuộc sống trong việc tính toán thiết các thông số điện cần thiết…
Cuối lời, xin chân thành cảm ơn thầy Lê Công Thành và các bạn trong lớp đã hết mình giúp đỡ nhiệt tình để đồ án hoàn thành.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thế Cảnh
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lê Công Thành. Đồ án cung cấp điện.
2. Quyền Huy Ánh Giáo trình cung cấp điện. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM, 2015.
3. Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2008.
4. Link web:
http://www.cadivi-vn.com/vn/catalogue.html Tra cứu dây cáp.
5. Link web: http://www.tincuongthanh.com/Support/Catalogue_Mitsubishi_English.pdf Tra cứu MCB. 6. Link web: https://drive.google.com/file/d/0BzjjlfkWeSQfMzhZaldLWUVhMUU/view Tra cứu tụ bù.