Hạn chế thứ nhất liên quan đến dạng sản phẩm được khảo sát. Mặc dù thực nghiệm dựa trên 2 loại sữa phổ biến (sữa tươi và bột), chiếm 75% giá trị toàn ngành sữa; tuy nhiên, có thể có sự khác biệt về kết quả, thang đo lường khi áp dụng mở rộng cho các dạng sản phẩm khác; hoặc các loại sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đặc, sữa chua, phô mai, ... Những nghiên cứu khác có thể tiến hành lặp lại trên nhiều dạng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hạn chế thứ hai, phần nào liên quan đến phạm vi và phương thức lấy mẫu. Kết quả sẽ có tính khái quát và giá trị hơn nữa nếu nghiên cứu được lặp lại tại một số tỉnh thành khác tại Việt Nam và/hoặc được thực hiện với cách tiếp cận mẫu tối ưu hơn (theo xác suất). Tương lai, nghiên cứu này nên được kiểm
định tại thị trường các quốc gia khác có bối cảnh tương đồng hoặc xa hơn nữa là thị trường tại các nước phát triển để có thể so sánh và xây dựng một hệ
thống thang đo cho các khái niệm thành phần CBBE, đặc biệt là khái niệm CSM (CSM cảm nhận) và niềm tin thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho việc nghiên cứu marketing quốc tế trong lĩnh vực thương hiệu, tài sản thương hiệu.
Nghiên cứu trong luận án chỉđánh giá ba hoạt động marketing tác động
đến các thành phần CBBE. Có thể có nhiều hoạt động marketing khác tác
động đến CBBE. Hướng nghiên cứu tương lai có thểđánh giá so sánh CSM với hoạt động marketing khác mang tính bền vững như marketing xanh, marketing môi trường, marketing có ý nghĩa xã hội (CrM); marketing đề cao tương tác với khách hàng như marketing trải nghiệm; hoặc so sánh CSM với các hoạt động marketing mix khác như giá cả cảm nhận, quan hệ công chúng, tài trợ, bao bì sản phẩm, khuyến mại, ấn tượng cửa hiệu, vv. Ngoài ra, có thể
mở rộng đánh giá mối quan hệ tác động của hoạt động marketing hay trung thành thương hiệu đến (khái niệm) yêu thích thương hiệu, ýđịnh mua/tái mua.