Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN CHỦ NHIỆM 2019 (Trang 35 - 44)

D. HIỆU QUẢ

1. Bài học kinh nghiệm

Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:

- Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.

- Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban bán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba.

- Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lý đúng đắn, hợp tình, hợp lý, tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy.

- Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn.

- Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh.

- Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm vui”.

Thiết nghĩ, trước những tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý lớp học, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, người thầy cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh và quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, ta không nên chờ đến khi thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được vấn đề khi nó còn tiềm ẩn, ngăn chặn những tình huống xấu phát sinh.

Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lý nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn.

Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.

2. Đề xuất, kiến nghị

Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn quan tâm và có hình thức khen thưởng đối với những giáo viên chủ nhiệm giỏi để động viên những giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm lớp có tiến bộ và lớp chủ nhiệm có thành tích.

Giải đáp thắc mắc về nhiều lĩnh vực của học sinh, nhà trường lập hộp thư góp ý, trường nghiêm khắc, kỷ luật những học sinh không tốt.

Những giải pháp để tham vấn hiệu quả những khó khăn của các em được xếp ở mức độ trung bình: Lập phòng tham vấn.

Cần được tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng tham vấn, tư vấn tâm lý cho đội ngũ giáo viên bởi vì:

- Giáo dục học sinh không phải chỉ là dạy cho các em về kiến thức, mà còn phải giúp các em hình thành nhân cách, không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy người. Vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục dược mệnh danh là "trồng người". Việc

trồng người này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng xã hội mà quan trọng nhất là sự phối hợp ăn ý, chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thế nhưng các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con ở tuổi thanh thiếu niên. Một số bậc cha mẹ, khi con cái có vấn đề, đã trả lời giáo viên chủ nhiệm: "Tôi lo làm kiếm tiền lo cho nó đi học, không có thời gian, có gì thì cô dạy dùm, tôi cám ơn". Có người rất thật lòng: "Ở nhà tôi rầy cỡ nào nó cũng không nghe. Tôi nói mười câu không bằng thầy nói một câu." Cũng có người thể hiện thái độ bất hợp tác: khóa điện thoại khi thầy cô chủ nhiệm gọi đến, và khi đã liên lạc được thì "Cô mà còn gọi nữa là tui cho nó nghỉ học!".

- Và còn biết bao tình huống mà người giáo viên chủ nhiệm phải đối diện khi quản lý một lớp học: các em có mâu thuẫn với giáo viên bộ môn và yêu cầu được đổi giáo viên, bị thầy cô ép đi học thêm, thầy cô đối xử bất công hay hiểu lầm, bị thất tình, mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán nản chuyện gia đình, vì hoàn cảnh khó khăn,… Ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm, đôi khi các em thổi phồng vấn đề của mình lên quá mức, khiến cho việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được kịp thời giúp đỡ, khi cảm thấy không ai quan tâm đến mình, các em sẽ tự giải quyết vấn đề và thông thường đó là những cách xử lý tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng.

Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng,… chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ, đức độ giàu lòng nhân ái khoan dung có vai trò như là người cha, người mẹ đúng như câu nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai thử thách”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập. 2. Thông tư số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thông tư liên tịch quy định mã số,

3. Lê Thị Ngọc Dung (2006), Hoạt động tư vấn tâm lý giáo dục - Thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục - Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM.

4. Đỗ thị Hạnh Phúc, modun 12 THCS: Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS, cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

5. Tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (2018), nhà xuất bản giáo dục.

Phụ lục 1

Bảng phân nhóm các tình huống có vấn đề cần được tư vấn của học sinh lớp 8a11 trường THCS Thái Hòa năm học 2019 -

2020

Nhóm Họ và tên Tình huống

để làm gì?

- Tại sao phải thi? Thi để làm gì? Nếu không thi thì ra sao?

2. Nguyễn Thị Trang Không vui vì tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt cờ, không kể chuyện vui đùa, hài hước với nhau mà toàn là những lời phán trách sau một tuần học tập mệt mõi.

Tâm lý sức khỏe

3. Đinh Thị Kiều Thu - Lúc nào em cũng thấy mệt và bồn chồn, không vui, chán nản. sợ học không đỗ đạt, lúc nào vào lớp cũng thấy buồn, tại sao em càng cố gắng, càng bị tụt xuống… em ngu hay sao mà học như vậy?

4. Nguyễn Chung Hoàng - Em không được tự tin về vóc dáng. Tình cảm

gia đình

5. Phan Hồ Diệu Thảo - Thật sự, cha mẹ có nuôi dưỡng, lo lắng, chăm sóc cho em nhưng về tình cảm, áp lực gia đình, có những lúc cha mẹ nói ra, hành động cha mẹ làm mà không hề suy nghĩ đến cảm xúc của em.

- Tại sao mẹ lại mang em đến cuộc sống này mà để em phải chịu những điều đó…? Không ai hiểu được cảm xúc của em?

6. Nguyễn Ngọc Mỹ Uyên - Đầu năm học lớp 8 gia đình xảy ra vấn đề cha mẹ ly hôn… cha mẹ là những người em thương nhất và cũng là 2 người làm em thất vọng và buồn nhất. “Em không biết về đâu, ở với cha cũng không được, ở với mẹ cũng không được”. Em muốn chuyển trường hoặc nghỉ để tìm môi trường mới.

7. Liêu Trường Thịnh Sống với Dì và ông bà Ngoại, mẹ mất vì ung thư. Ba làm công nhân xa nhà. Gia đình khó khăn, em cảm thấy tự ti, rất buồn.

Phục lục 2

Bảng thống kê kết quả các tình huống có vấn đề sau khi được tư vấn

của học lớp 8a11 trường THCS Thái Hòa năm học 2019 – 2020

Nhóm Họ và tên Tình huống

Vấn đề nhận

thức

1. Trần Thị Tuyết Trinh Em đã hiểu và giải thích được

lợi ích

của việc học tập, thi cử đối với nghề

nghiệp và cuộc sống tương lai

của các

em, đặc biệt môn tiếng Anh, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đất nước ta đang mở cửa, ngoại giao với các nước trên thế giới. Tiếng Anh không những giúp ích cho việc học tập, nghiên cứu mà còn là phương tiện giao tiếp trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hóa, du lịch, giáo dục, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học…vv.

Em đã nỗ lực, cố gắng học

tập, thông

qua nhóm bạn học tập đã giúp

em học

yếu môn tiếng Anh học kỳ I được nâng lên học trung bình.

2. Nguyễn Thị Trang - Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên đã đặt câu hỏi thảo luận giúp học sinh nhận thức rõ ý nghĩa, nội dung, phương pháp và tầm quan trọng của tiết

sinh hoạt lớp sinh hoạt cờ. Em

đã nhận thức được việc suy nghĩ lệch lạc của mình nên HS tích cực tham gia các buổi chào cờ và sinh hoạt lớp đầy đủ và nghiêm túc.

- Giáo viên chủ nhiệm tận dụng SHL, NGLL tổ chức các hoạt động văn

tích tốt, nhằm tạo không khí thân thiện, vui vẻ giúp HS có suy nghĩ tích cực hơn.

Tâm lý sức khỏe

3. Đinh Thị Kiều Thu Giáo viên đã động viên, chia

sẻ và hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập như: + “Không học vẹt” học phải hiểu, nắm vững kiến thức và chia thời gian hợp lý

+ Cách làm bài tự luận phải

đọc kỹ đề

bài, xác định đúng yêu cầu và trọng

tâm của đề bài, câu dễ làm

trước, câu

khó làm sau, phân bố thời

gian hợp lý

cho mỗi câu “Thà xấu đều còn

hơn tốt lõi”.

+ Cách làm bài trắc nghiệm

phải đọc

lướt nhanh, câu dễ làm trước

câu khó

làm sau, đảm bảo tính chính

xác về ký

hiệu, câu chọn đã hướng dẫn,

về kiến

thức và thời gian.

+ Em đã chủ động học bài

trước không

để “Nước tới chân mới nhảy” không

đợi tới thi hoặc kiểm tra mới

học và

nhờ nhóm bạn học tập giúp

đỡ, đã đạt

kết quả tốt, từ loại yếu (học sinh lưu ban nâng lên loại

trung bình).

- Em không còn bị áp lực tâm lý

“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Em không

còn mặc

cảm và tự tin hơn, đã mạnh

dạn đứng

trước lớp phát biểu và tham

gia xây

dựng bài.

Tình cảm gia đình

5. Phan Hồ Diệu Thảo - Đã động viên, chia sẻ giúp em hiểu được mẹ thương yêu và quan tâm đến con mới dạy dỗ, la mắng, nhưng cách giáo dục của mẹ không phù hợp và phản cảm. Đồng thời qua tâm sự và chia sẻ với gia đình đã thay đổi cách giáo dục có hiệu quả hơn như là khuyên bảo, dạy dỗ một cách nhẹ nhàng dễ thuyết phục con hơn.

- Qua tác động phía gia đình và học sinh, em không còn oán trách mẹ, lấy lại tinh thần phấn đấu học tốt.

6. Nguyễn Ngọc Mỹ Uyên Việc chia sẻ, động viên đã

giúp em rèn

luyện kỹ năng sống, biết sống

tự lập

vượt qua mọi áp lực về hoàn

cảnh gia

đình, cố gắng học tập. Đồng

thời chia

sẻ và tâm sự với phụ huynh

về cách

giáo dục, em đã phấn đấu

vượt qua

mọi khó khăn về hoàn cảnh

gia đình,

không chuyển trường, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao.

7. Liêu Trường Thịnh

- Động viên, chia sẻ và quan

sống, biết sống tự lập, nỗ lực học tập để vượt lên những khó khăn về hoàn cảnh gia đình.

- Đặc biệt, cần chú trọng giúp đỡ em về vật chất lẫn tinh thần như quần áo, sách vở học tập, luôn an ủi, động viên và chia sẻ trách nhiệm với gia đình trong việc nuôi dưỡng và giáo dục đã giúp em tự tin và không bi quan, chán nản trong học tập và cuộc sống.

Một phần của tài liệu SKKN CHỦ NHIỆM 2019 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w