Nhóm giải pháp trọng tâm đến năm 2030

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn KTPT “Đổi mới mô hình phát triển kinh tế của Bắc Giang đến năm 2030” (Trang 33 - 35)

VI. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

9. Nhóm giải pháp trọng tâm đến năm 2030

Để tạo chuyển biến rõ nét trong đổi mới mô hình phát triển kinh tế của tỉnh, từ nay đến năm 2030, tập trung thực hiện các giải pháp mang tính đột phá sau:

(1) Các giải pháp về chỉ đạo, điều hành, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, trọng tâm là chính sách phát triển sản phẩm chủ lực, tập trung ruộng đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phát triển các ngành sản xuất khắc phục ô nhiễm môi trường; tiêu chí lựa chọn các dự án đầu tư công; tiêu chí lựa chọn dự án thu hút đầu tư theo định hướng phát triển.

(2) Đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng, trọng tâm là giao thông; hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và hạ tầng đô thị.

(3) Phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0.

KẾT LUẬN

Mô hình phát triển kinh tế của Bắc Giang trong giai đoạn vừa qua đi theo mô hình chung của cả nước, đó là mô hình phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Mô hình này đã đem lại bộ mặt mới cho Bắc Giang sau hơn 20 năm tách tỉnh, đó là tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch kinh tế đúng hướng, cơ chế, chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, đời sống của nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, khi kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc.

Với xu hướng chung hiện nay, phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế, xã hội, và môi trường. Kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Để đạt được các mục tiêu của mô hình phát triển kinh tế bền vững, Bắc Giang cần thực hiện tốt các giải pháp đột phá và kết hợp với những giải pháp khác một cách đồng bộ.

Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận về mô hình phát triển kinh tế, một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của thế giới và một số địa phương; rút ra bài học cho tỉnh Bắc Giang; cơ sở lựa chọn mô hình phát triển kinh tế của Bắc Giang; đánh giá chung kết quả đạt được của mô hình kinh tế của tỉnh thời gian qua; đồng thời đề xuất định hướng và 9 nhóm giải pháp thực hiện đổi mới mô hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2030.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình cao cấp Lý luận chính trị, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

3. GS.TS Ngô Thắng Lợi, TS. Bùi Đức Tuân (2013), Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội theo hướng hiệu quả và bền vững, Cơ sở khoa học – thực trạng định hướng đến năm 2020.

4. PGS. TS Ngô Thắng Lợi, Phát triển kinh tế: Từ lý luận đến thực tiễn và sự lựa chọn của Việt Nam

5. Nguyễn Đình Cung, Đặng Quang Vinh, Đặc điểm kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội: Một số hàm ý cho Việt Nam.

6. Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn Xuân Trung (2016), Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới,

Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

7. UBND tỉnh Bắc Giang (2017), Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn KTPT “Đổi mới mô hình phát triển kinh tế của Bắc Giang đến năm 2030” (Trang 33 - 35)