Những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp quản lý chất lượng 5S

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG áp DỤNG 5s vào TRONG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT bị và DỊCH vụ kỹ THUẬT (Trang 27 - 29)

quản lý chất lượng 5S

5.1. Doanh nghiệp chưa áp dụng đúng bản chất phương pháp quản lý chất lượng 5S

Bản chất của hoạt động 5S là tạo ra thay đổi trong điều kiện tiết kiệm chi phí, giảm thiểu lãng phí. Điều này có nghĩa là 5S được thực hiện dựa trên cơ sở vật chất có sẵn, dùng nhận thức và hành động của con người để hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp đều trang bị thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho việc tinh gọn môi trường làm việc.

Tại các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm KC&TVPTCN hỗ trợ một số thiết bị làm sạch trong quá trình sản xuất gồm: máy hút bụi đặt tại phòng sơn dùng để hút bụi sơn và giảm thiểu mùi sơn; quạt hút bụi công nghiệp đặt trực tiếp tại máy cưa để hút bụi gỗ và một máy nén khí đặt tại phòng sơn. Nếu không phải là sự hỗ trợ từ các tổ chức và dự án thì việc này đã góp phần tăng chi phí trong sản xuất, mặc dù đạt được mục tiêu về môi trường nhưng đi ngược lại mục tiêu tối ưu chi phí của chương trình 5S. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì các doanh nghiệp tại các làng nghề đa phần thành lập từ các cơ sở sản xuất truyền thống, thiếu hụt trang thiết bị hiện đại và ít tiếp cận khoa học công nghệ mới. Do

vậy, muốn doanh nghiệp có sự thay đổi rõ rệt buộc phải có thêm sự đóng góp của thiết bị hỗ trợ.

5.2. Doanh nghiệp chưa đẩy mạnh việc kết hợp chương trình thực hiện 5S với hoạt động cải tiến

Để phương pháp quản lý chất lượng 5S thực sự phát huy tốt hiệu quả của nó doanh nghiệp cần phải có thêm sự cải tiến trong chương trình. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức duy trì hoạt động chứ chưa thật sự có nhiều cải tiến. Có thể do hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và sự hạn chế về chính nhận thức của chủ doanh nghiệp về sự cần thiết của hoạt động cải tiến là nguyên nhân của vấn đề này.

Trong thời gian áp dụng, chủ doanh nghiệp mới chỉ thực hiện các hoạt động trong 5S một cách đơn thuần chỉ là dọn dẹp, sắp xếp lại không gian làm việc theo cách truyền thống. Mặc dù được khuyến khích và thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong làm việc, nhưng do thói quen sản xuất và văn hoá làm việc truyền thống vẫn còn ảnh hưởng nặng, những người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ vẫn còn tính chây ì trong sáng tạo, chưa chịu khó học hỏi và tiếp thu thêm kiến thức từ các doanh nghiệp đi trước.

5.3. Doanh nghiệp chưa phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ

Phần lớn các doanh nghiệp được tiếp cận với phương pháp quản lý chất lượng 5S thông qua các chương trình quốc gia, các hội thảo. Việc cần làm của doanh nghiệp là chủ động kết hợp với các chuyên gia để báo cáo lại tình hình và tiến độ thực hiện của doanh nghiệp để có cái nhìn chính xác về thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần thực trạng, sau một thời gian áp dụng phương pháp 5S, các chủ doanh nghiệp bị chi phối bởi các mục tiêu khác về doanh thu và khách hàng, việc phối hợp với các chuyên gia hỗ trợ dần bị lãng quên, khiến doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi quỹ đạo 5S quay trở về ban đầu. Rất nhiều chương trình được tổ chức để hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động cải tiến năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp tại miền Bắc.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG 5S TẠI DOANH NGHIỆP “CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT (CET)” “CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT (CET)”

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG áp DỤNG 5s vào TRONG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT bị và DỊCH vụ kỹ THUẬT (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w