Phát huy vai trò của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh và các hội trí thức trong thực hiện chức năng tập hợp, phát huy trí tuệ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Lịch sử Đảng “Sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức và vận dụng ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay” (Trang 28 - 31)

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ trí thức với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Phát triển đội ngũ trí thức Bắc

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.5. Phát huy vai trò của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh và các hội trí thức trong thực hiện chức năng tập hợp, phát huy trí tuệ

và các hội trí thức trong thực hiện chức năng tập hợp, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh

Đổi mới, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức xã hội khác về vai trò, vị trí của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những vấn đề quan trọng, cấp bách về chủ trương, quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh. Chủ động thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội và truyền bá, ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp trí thức, tổ chức nghiên cứu khoa học, các mối quan hệ hợp tác, đối tác với những tổ chức cá nhân nghiên cứu khoa học và công nghệ và với người kinh doanh, người sản xuất.

hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Văn học Nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của tổ chức tập hợp trí thức. Bảo đảm kinh phí và các điều kiện hoạt động cho Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Văn học Nghệ thuật như các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật cấp huyện; chi hội văn học, nghệ thuật cấp huyện khi có đủ điều kiện.

Xây dựng cơ chế về tổ chức quản lý, nhằm gắn kết giữa Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật với các hội thành viên, nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của các hội thành viên.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức hội chuyên ngành hoặc theo lĩnh vực chuyên môn nhằm thu hút đội ngũ trí thức tích cực tham gia xây dựng quê hương. Hỗ trợ kinh phí và giao cho các hội trí thức là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh có liên quan. Tạo điều kiện để các hội trí thức thực hiện các dịch vụ công, tham gia cấp chứng chỉ hành nghề, giám sát hoạt động nghề nghiệp.

KẾT LUẬN

Quan điểm nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay về vấn đề trí thức là một quá trình từ nhận định, đánh giá chưa đúng, còn chủ quan đến nhận định, đánh giá đúng, khách quan. Điều này phán ánh tư duy của Đảng trong việc nhìn nhận trí thức đã có những đổi mới; trí tuệ của Đảng trong việc định đường lối, chính sách đối với trí thức đã được nâng lên cùng với quá trình đổi mới đất nước.

Việc ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, Khoá X (tháng 7- 2008) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đánh giá một cách khách quan, khoa học về đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay, thẳng thắn chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu kém của họ, trên cơ sở đó mà định ra nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là lần đầu tiên, Đảng có một nghị quyết riêng về vấn đề trí thức. Như vậy, phải mất một thời gian dài, kể từ ngày thành lập Đảng, vấn đề trí thức mới được làm sáng tỏ, mới được đặt ngang hàng với vấn đề công nhân và nông dân. Đó là một bước tiến lớn về lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề trí thức.

Đề tài cũng đã khảo cứu các kết quả nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức qua các thời kỳ; đánh giá những chủ trương, chính sách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về công tác xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nghiên cứu việc vận dụng và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về xây dựng đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; đánh giá kết quả công tác xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh trong giai đoạn vừa qua; chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức của tỉnh; đề xuất các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Lịch sử Đảng “Sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức và vận dụng ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay” (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w