Nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương hiện nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Nhà nước và Pháp luật “Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam và liên hệ thực tiễn với địa phương” (Trang 27 - 31)

IV. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA

1. Những yêu cầu hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

2.9. Nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương hiện nay

việc thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương hiện nay

- Giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý

+ Thể chế về kiểm soát quyền lực của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với chính quyền địa phương: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại

biểu Quốc hội đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh; phân định rõ thẩm quyền của Chính quyền cấp trên với cấp dưới, quy chế hóa hoạt động giám sát của HĐND với UBND cùng cấp.

+ Đối với thể chế về kiểm soát quyền lực của các thiết chế bên ngoài bộ máy. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với đảng viên và tổ chức đảng phải ngắn gọn và dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quy trách nhiệm; hoàn thiện quy định và quy chế hóa mối quan hệ giữa giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố và xét của Nhà nước ở địa phương; tiếp tục rà soát, sửa đổi những quy định pháp luật mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật về MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận liên quan đến kiểm soát quyền lực của nhân dân đối với chính quyền địa phương; hoàn thiện quy định pháp luật phát huy các hình thức giám sát của cử tri, cá nhân, công dân trong các quy định pháp luật về bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền khiếu nại, tố cáo.

- Giải pháp hoàn thiện các thiết chế thực hiện hoạt động kiểm soát:

+ Đối với các thiết chế bên trong bộ máy nhà nước: Nâng cao năng lực và trách nhiệm giám sát của Quốc hội đối với HĐND cấp tỉnh; phát huy vai trò kiểm soát của Chính phủ đối với UBND các cấp, bảo đảm sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc kiểm soát quyền lực của chính quyền địa phương; cần có cơ chế về cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện nghị quyết của HĐND để đại biểu HĐND có điều kiện nắm bắt các thông tin về hoạt động của UBND; cần phải tăng cường giám sát của HĐND và UBND cấp trên đối với UBND cấp dưới. Đồng thời, tăng cường thanh tra của Chính phủ đối với HĐND và UBND cấp tỉnh.

+ Đối với Tòa án: Hệ thống Tòa án cần được trao thẩm quyền rộng hơn để kiểm soát quyền lực đối với chính quyền địa phương thông qua chức năng kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp quy do chính quyền địa phương ban hành; qua thẩm quyền giải thích áp dụng pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

+ Đối với Đảng cầm quyền: Phát huy vai trò và năng lực kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp đối với đảng viên, nhất là các đảng viên là cán bộ lãnh đạo quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong thực hiện quy định Điều lệ Đảng, các quy chế, quy định của Đảng.

+ MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội đối với

chính quyền địa phương; quy định rõ quy trình, thủ tục và trách nhiệm tiếp nhận kết quả kiểm soát quyền lực của các chủ thể kiểm soát bên ngoài nhà nước và phải có những biện pháp theo dõi quá trình thực hiện những kiến nghị kiểm soát, có những “chế tài” đối với những chủ thể không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các kiến nghị về kết quả kiểm soát quyền lực từ bên ngoài nhà nước đối với chính quyền địa phương; đổi mới nâng cao các hình thức nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực việc thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương.

- Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa thể chế pháp lý và thiết chế thực hiện hoạt động kiểm soát: Trên cơ sở những quy định của pháp luật được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung liên quan đến kiểm soát quyền lực đối với chính quyền địa phương, cần phải nhanh chóng rà soát, phát hiện những hạn chế bất cập trong hệ thống các thiết chế để có những bước điều chỉnh kịp thời nhằm thiết lập và tạo nên sự thống nhất, đồng bộ giữa thể chế và thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước.

- Giải pháp hoàn thiện về các điều kiện bảo đảm thực hiện cơ chế: Cần sớm tổng kết, khảo sát, đánh giá tình hình việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về kiểm soát việc thực hiện quyền lực của chính quyền địa phương; nhanh chóng thể chế hóa bằng pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước; thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội – văn hóa, tạo môi trường ổn định, thuận lợi để thực hiện có hiệu quả cơ chế này ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Đề tài “Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” đã đưa ra các khái niệm chính, như: quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, thể chế, thể chế pháp lý, vai trò, đặc điểm của thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước”; phân tích vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức, các bộ phận hợp thành của thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta. Trình bày khái quát những kinh nghiệm về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo, vận dụng ở Việt Nam.

Khái quát sự hình thành, phát triển thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Đồng thời, tập trung mô tả thực trạng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay; liên hệ với kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương trên nền tảng Hiến pháp năm 2013, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các luật về các quyền cơ bản của công dân được xây dựng trong thời gian gần đây. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra khi áp dụng thể chế đó vào thực tế.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài đã nêu các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó có các yêu cầu chung, các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong, các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài, hoàn thiện thể chế pháp lý về bảo vệ Hiến pháp, và nhấn mạnh phải có sự phối hợp giữa các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trên nền tảng thể chế pháp lý để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Hoàng Minh Hội (2019), Cơ chế pháp lý kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương: Thực trạng và giải pháp Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11(387), tháng 6/2019).

[2] Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm), (2014) Báo cáo khoa học Đề tài khoa học cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta, (Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì). Hà Nội.

[3] Nguyễn Minh Đoan (chủ biên), (2016), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Nxb. Chính trị quốc gia.

[4] Nguyễn Long Hải (2016), Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam; Luận án tiến sĩ, Học viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội.

[5]Trần Công Dũng (2016), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS, Đại học Luật Hà Nội.

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia.

[9] Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang (2019), Báo cáo kết quả hoạt động giám sát năm 2019.

[10] HĐND tỉnh Bắc Giang (2019), Báo cáo kết quả hoạt động của HĐND tỉnh năm 2019, phương hưóng, nhiệm vụ năm 2020.

[11] Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang (2019), Báo cáo kết quả công tác giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

[12] Tỉnh ủy Bắc Giang (2019), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ tỉnh năm 2019.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Nhà nước và Pháp luật “Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam và liên hệ thực tiễn với địa phương” (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w