4.3.1. Cách lấy ID của đối tượng
Bước 1. Mở Katalon Studio, rồi chọn biểu tượng Spy Web .
Hình 8. Giao diện khởi chạy Katalon Studio.
Hình 9. Giao diện cửa sổ Object Spy.
Ta muốn test trang web nào thì nhập địa chỉ liên kết của trang web đó vào ô URL, như hình trên. Sau đó kích Start để chạy trang web trên trình duyệt Chrome. Katalon Studio sẽ điều hướng đến trang web mà ta đã điền link. Lúc này ta có thể thực hiện lấy ID của các đối tượng. Chụp các đối tượng bằng cách chỉ con trỏ chuột vào đối tượng đó rồi nhấn tổ hợp phím alt + ~.
Sau khi chụp các đối tượng, ID của các đối tượng này sẽ được lưu trong Object Repository, ấn Lưu bằng cách chọn nút Save OK.
Hình 11. Lưu kết quả sau khi lấy ID của đối tượng trong Katalon Studio.
4.3.2. Cách viết kịch bản test
Katalon Studio hỗ trợ người dùng 2 chế độ để thiết lập kịch bản test: Manual view và Script view.
a. Manual view
Ở chế độ manual view này, click vào các đối tượng trong mục Object Repository.
Hình 13. Kéo thả ID vào mục Object. Hình 14.
b. Script view
Ở chế độ này, Katalon Studio cho phép nhập các câu lệnh để thực hiện chạy kịch bản test. Đầu tiên, cần bật trình duyệt với câu lệnh là: openBrowser. Tiếp theo thực hiện câu lệnh điều hướng đến trang web nào: navigateToUrl. Màn hình sẽ hiển thị ra các textbox cho phép nhập email và password: ở đây chúng ta sẽ sử dụng câu lệnh setText để gán text cho các đối tượng. Tiếp theo sẽ click vào button "Đăng nhập" để thực hiện đăng nhập vào hệ thống, bằng câu lệnh: click ('tên đối tượng'). Ở bước này, mình đã dùng câu lệnh: verifyElementText để xem trang sau khi đăng nhặp hệ thống có đúng hay không.
Hình 15. Tạo Script test.
Sau khi thực hiện tạo case kiểm thử xong chọn nút Start trên thanh công cụ để Katalon Studio khởi chạy tự động và kiểm tra.
4.4. DEMO CÔNG CỤ KATALON STUDIO4.4.1. Kiểm thử chức năng đăng ký, đăng nhập 4.4.1. Kiểm thử chức năng đăng ký, đăng nhập
Thông tin về website: Khi đăng ký tài khoản tại website, người dùng được yêu cầu nhập vào các thông tin: username (tên tài khoản)/ email, password (mật khẩu). Khi đăng nhập tài khoản, người dùng được yêu cầu nhập vào thông tin username, password đã đăng ký.
Có 2 loại người dùng: Người dùng thông thường: có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân trong tài khoản của mình. Người dùng là quản trị viên (admin): có thể xem danh sách người dùng thông thường, xóa, sửa, tìm kiếm danh sách người dùng.
Tiểu luận sẽ sử dụng kỹ thuật kiểm thử đoán lỗi để kiểm tra các trường hợp: Người dùng đăng ký tài khoản thiếu thông tin đăng ký (không nhập tên tài khoản/ email, mật khẩu); Người dùng đăng nhập sai thông tin; Kiểm thử trường hợp bị lỗi giao diện; Người dùng Admin tiến hành đăng ký tài khoản, đăng nhập và tạo user bất kỳ, với danh sách các user được import từ file excel thành công; Kiểm thử với API.
4.4.2. Kiểm thử đăng nhập sai thông tin
Tiến hành tạo Test Case với Katalon Studio với dữ liệu người dùng đăng ký được import từ file excel tại test suite Sign In User.
Dữ liệu người dùng tại file excel, ta có hai trừng hợp: thứ nhất trong gmail “phonganguyen25@gmail.com” có password không đúng với thông tin đã đăng ký, password chính xác là “0982624915”; thứ hai người dùng nhập thiếu gmail đăng nhập.
Hình 17. Data cho ca thử nghiệm đang nhập.
Sau khi import data từ file excel ta tiến hành chạy thử nghiệm với hai trường hợp user trên, ta thu được kết quả sau.
Hình 18. Thực thi ca thử nghiệm đăng nhập.
Kết quả: Ca thử nghiệm với Katalon Studio thực thi 2 trường hợp fail pass và fail gmail. Công cụ bắt lỗi khi người dùng nhập thông tin đăng nhập sai, kết quả trả về không đúng với test case mong muốn. Kiểm tra ca chức năng đăng
KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đã tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày được tổng quan về lĩnh vực kiểm thử phần mềm nói chung và lĩnh vực web nói riêng.
Trình bày đầy đủ tổng quan về phần mềm, lỗi phần mềm, đặc tả yêu cầu phần mềm, chất lượng và độ tin cậy của phần mềm cũng như các vấn đề liên quan tới kiểm thử phần mềm.
Chỉ ra được sự khác biệt của công việc kiểm thử ứng dụng trên nền Web với công việc kiểm thử trên các môi trường khác
2. HẠN CHẾ
Do trình độ, khả năng và thời gian còn hạn chế nên báo cáo của nhóm còn tồn tại một số điểm hạn chế:
Trong khuôn khổ báo cáo chưa thể trình bày đầy đủ các tính năng, và nghiên cứu các kỹ thuật nâng cao được sử dụng trong Katalon Studio như test API.
Chỉ áp dụng kiểm thử được chức năng đăng nhập tài khoản của người dùng.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt không nhiều, đặc biệt là các tài liệu chuyên sâu.
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Cần nghiên cứu sâu hơn về Katalon Studio trong lĩnh vực an toàn thông tin. Kết hợp công cụ kiểm thử tự động Katalon Studio với công cụ kiểm thử bảo mật Burp Suite để có thể cải tiến được quy trình kiểm thử. Đảm bảo ứng dụng web có thể được kiểm tra về chức năng cũng như về bảo mật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://viblo.asia/p/kiem-thu-tu-dong-va-kiem-thu-thu-cong-nen-su-dung- khi-nao-EoDkQqEqkbV 2. https://docs.katalon.com/katalon-studio/docs/index.html 3. https://www.altexsoft.com/blog/engineering/the-good-and-the-bad-of- katalon-studio-automation-testing-tool/