III. Hoạt động dạy học
CHÂU ÂU I Mục đích, yêu cầu
I. Mục đích, yêu cầu
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh minh họa trong SGK.
- Bản đồ Các nước châu Âu. Bản đồ Tự nhiên châu Âu. Bản đồ thế giới.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Nêu vị trí địa lí của Lào và Cam-pu-chia.
+ Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
em biết.
- Nhận xét,. 3/ Bài mới
- Giới thiệu: Giáp với châu Á là châu Âu. Châu Âu có vị trí địa lí như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài Châu Âu.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn
- Yêu cầu quan sát hình 1 và bảng số liệu về diện tích trang 103, yêu cầu thảo luận các câu hỏi:
+ Châu Âu giáp với châu lục, biển và đại dương nào ?
+ Bắc giáp Bắc Băng Dương, tây giáp Đại Tây Dương, nam giáp Địa Trung Hải, đông và đông nam giáp châu Á.
+ Nêu diện tích của châu Âu, so sánh diện tích của châu Âu với châu Á.
+ Châu Âu có diện tích đứng hàng thứ 5 trong các châu lục trên thế giới và bằng 1/4 diện tích của châu Á.
- Yêu cầu dựa vào bản đồ để trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng: Châu Âu nằm ở
phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
- Yêu cầu quan sát hình 1 trang 110 SGK, đọc tên các dãy núi, đồng bằng lớn theo nhóm đôi. - Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu quan sát hình 1, 2 (SGK) và thảo luận và trình bày các ý sau:
+ Nêu nhận xét về vị trí núi, đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu.
+ Nêu vị trí các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ và miêu tả phong cảnh của mỗi địa điểm.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét và giới thiệu thêm về tự nhiên của châu Âu và kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa
hình là đồng bằng, khí hậu ôn hòa.
* Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu
- Yêu cầu quan sát bảng số liệu trang 103 và hình 4 trang 112 SGK, yêu cầu thảo luận và trả
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát hình, thông tin và thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu:
.
- Chỉ bản đồ và trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung
- Quan sát hình và thực hiện với bạn ngồi cạnh.
- Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình, thông tin và thảo luận và tiếp nối nhau trả lời:
lời các câu hỏi:
+ Nêu số dân của châu Âu, so sánh dân số của
châu Âu với dân số của châu Á.
+ Châu Âu có dân số đứng hàng thứ 4 trong các châu lục trên thế giới và bằng 1/5 dân số của châu Á
+ Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào ?
+ Chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu, mắt sáng.
+ Kể tên những hoạt động sản xuất của châu Âu mà em biết.
+ Trồng cây lương thực; sản xuất hóa chất, ô tô, mĩ phẩm, dược phẩm
- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Đa số dân châu Âu
là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại. 4/ Củng cố- Dặn dò:
- Nêu câu hỏi cuối bài và gọi học sinh trả lời. - Giáo viên chốt lại bài.
- Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á-Âu, chiếm gần hết phía đông của bán cầu Bắc. Cư dân châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như cư dân ở các châu lục khác. - Nhận xét tiết học.
- Ghi vào vở nội dung ghi nhớ và xem lại bài.
- Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc.
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
Tiết 2.Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG( VTH toán trang 19)
I.Mục tiêu
-Biết : Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP và HHCN. -Vận dụng để giải một số BT có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các HLP và HHCN.
II. Đồ dùng
Bộ dạy học toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của GV Hoạt động của HS