1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số đi đều vòng phải, vòng trái (Biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.)
+ Lần 1, 2 GV điều khiển HS thực hiện + Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho học sinh
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
+ Tổ chức cho HS chơi, GV quan sát nhận xét biểu dương HS tích cực trong khi chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV cho HS đi thành vòng tròn, vỗ tay hát. - GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học giao bài tập về nhà.
Thứ sáu ngày 09 tháng 09 năm ... Ngày soạn:07/09/... Ngày giảng: 10/09/...
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. Mục tiêu:
- Chỉ và mô tả vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả địa cầu.
- Nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam, biết những nước giáp phần đất liền nước ta.
- Biết được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Quả địa cầu.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Trực quan,thuyết trình. 2. Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
IV. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Việt Nam đất nước chúng ta. a, Vị trí và giới hạn:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: Học sinh quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi:
Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận ? (Đất liền, biển, đảo và quần đảo) Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? (Trung Quốc, Lào,Cam pu chia) Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? (Đông, nam và tây nam)
Tên biển là gì? (Biển đông)
Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?(Cát Bà, Bạch Long Vĩ, côn đảo, Phú Quốc…quần đảo: Hoàng Sa ,Trường Sa)
Bước 2: Học sinh lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
Bước 3: Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng chỉ vị trí địa lý của nước ta trên quả địa cầu.
Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á…
b. Hình dạng và diện tích:
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Học sinh trong nhóm đọc SGK quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thảo
luận trong nhóm :
Phần đất liền của đất nước ta có đặc điểm gì? (Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S)
Từ Bắc vào Nam theođường thẳng , phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? Nơi hẹp ngang nhất dài bao nhiêu km?
Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bản số liệu. Bước 2: đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác bổ sung.Giáo viên sửa chữa bài.
Kết luận: Phần đất liền …chạy dài theo chiều từ Bắc vào Nam. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
*Hoạt động 3:Tổchức trò chơi: Tiếp sức.
Bước 1: Giáo viên treo 2 lược đồ trống lên bảng.
- Gọi hai nhóm học sinh tham gia trò chơi
Bước 2: Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt từng học sinh lên dán.
Bước 3: Học sinh đánh giá và nhận xét từng đội chơi. 4.Củng cố, dặn dò:
- 3 HS đọc bài học
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu:
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng. Học sinh hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh..
- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia nhóm.
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV :Cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Nhắc lại cấu tạo của bài: Nắng trưa.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh. Bài 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Học sinh cả lớp đọc thầm lại đoạn văn: Buổi sáng trên cánh đồng. Học sinh làm bài cá nhân lần lượt các câu hỏi.
- Một số học sinh tiếp nối nhau thi trình bày ý kiến. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Giáo viên nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
Tác giả đã tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? (Tả cánh đồng buổi sớm…)
Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? (Bằng da, mắt)
Tìm mmột chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? (Những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những ….)
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên và học sinh giới thiệu một vài tranh , ảnh minh họa vườn cây… - Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của học sinh.
- Dựa trên kết quả quan sát, mỗi học sinh tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Một số học sinh tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên chốt lại bằng cách mời một học sinh trình bày . - Học sinh tự trình bày dàn ý của mình.
Mở bài: Giới thiệu cảnh bao quát yên tĩnh của công viên. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật.
Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai. 4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Toán: PHÂN SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu:
- Biết đọc viết phân số thập phân.
- Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.