Chương trình giao tiếp trên máy vi tính

Một phần của tài liệu Chế tạo mô hình cửa thông minh bảo mật bằng thẻ từ (Trang 31 - 35)

Ngoài mô hình cửa tự động sử dụng công nghệ RFID để bảo mật, hệ thống còn có thêm một chương trình giúp người dùng giao tiếp với máy vi tính. Giao tiếp giữa Arduino và máy vi tính được thực hiện thông qua module bluetooth HC-05. Chương trình giao tiếp được viết trên nền Visual Basic bằng phần mềm Visual Studio 2015 và có giao diện như hình 2.10.

Hình 2.10: Giao diện chính trong chương trình giao tiếp với máy vi tính.

Thông qua chương trình trên, người quản lí có thể cập nhật thêm cơ sở dữ liệu vào hệ thống. Cơ sở dữ liệu được cập nhật thêm vào tập tin “Database.txt” lưu trong thẻ nhớ SD. Cơ sở dữ liệu cần được cập nhật thêm khi một thẻ mới được cấp phép vào. Tại chương trình này, đầu tiên người dùng chọn cổng kết nối và kết nối với hệ thống cửa bằng các nút ở vùng 1. Tất cả các thao tác của người dùng trên chương trình được ghi nhận và thể hiện lên thanh trạng thái 3. Sau khi đã chọn cổng kết nối, người dùng tiến hành nhập các thông số cần thiết như mã số sinh viên, họ và tên, ngày được phép vào và thời gian vào cửa trong vùng 2.

Sau khi đã thiết lập xong các thông tin cần thiết, người quản lí sẽ nhấn nút gửi dữ liệu. Một cửa sổ sẽ hiện lên như hình 2.11.

Người quản lí phải nhập đúng ID và Password được cấp thì mới có thể gửi cập nhật dữ liệu vào hệ thống cửa. Dữ liệu khi được gửi thành công thì thanh trạng thái 3 sẽ thông báo để người dùng biết. Khi quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu hoàn tất, hệ thống sẽ thông báo lên màn hình LCD như hình 2.12.

Hình 2.12: Hệ thống thông báo khi quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu hoàn tất.

Ngoài mục đích cập nhật cơ sở dữ liệu mới, chương trình giao tiếp còn được dùng để ghi mã dữ liệu vào thẻ từ cấp cho người sử dụng hoặc xóa dữ liệu trong thẻ khi không cần sử dụng nữa. Dữ liệu trong thẻ từ được ghi hoặc xóa bằng module MFRC522. Để thực hiện chức năng ghi hoặc xóa dữ liệu trên thẻ, đầu tiên người dùng chọn cổng kết nối và kết nối với bluetooth HC-05 trong bộ ghi/xóa thẻ từ bằng các nút ở vùng 1. Sau khi kết nối xong, người dùng sẽ tiến hành nhập các thông số cần thiết để gửi dữ liệu. Kế tiếp là thao tác nhập ID và Password tương tự như trên. Sau khi gửi dữ liệu xong, người dùng đặt thẻ vào module MFRC522 của bộ ghi xóa tương tự như trên hình 2.13.

Hình 2.13: Quá trình ghi xóa dữ liệu vào thẻ từ.

Khi thực hiện xong thao tác thì dữ liệu đã được ghi vào thẻ từ. Dữ liệu được ghi vào thẻ từ ở vị trí block 0 trong sector 1 chính là các thành phần trong mã số sinh viên tương ứng. Khi một thẻ mới được cấp cho sinh viên ra vào, người quản lí cần sử dụng chương trình giao tiếp để cập nhật cơ sở dữ liệu cùng với ghi dữ liệu vào thẻ từ. Khi một thẻ không cần sử dụng nữa thì việc xóa mã trong thẻ từ cũng được thực hiện thông qua chương trình. Người quản lí chỉ nhấn vào nút “Xóa trắng thẻ” kèm theo nhập ID và Password tương ứng. Sau đó đặt thẻ cần xóa dữ liệu vào module MFRC522 thì dữ liệu ghi trong thẻ sẽ được xóa. Lúc này, thanh trạng thái 3 trong chương trình sẽ hiển thị thông báo cho người dùng biết.

Thông qua chương trình giao tiếp, người quản lí có thể thực hiện việc cập nhật cơ sở dữ liệu kèm theo ghi xóa dữ liệu trong thẻ tùy vào mục đích sử dụng. Các thao tác trên đều được thực hiện trên máy vi tính thông qua kết nối không dây với vi điều khiển bằng module bluetooth HC-05.

Một phần của tài liệu Chế tạo mô hình cửa thông minh bảo mật bằng thẻ từ (Trang 31 - 35)