KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non (Trang 27 - 28)

1. Kết luận:

Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác, dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu thiếu ăn, trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng. Vì vậy ăn uống là cơ sở của sức khoẻ. Ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ em khoẻ mạnh, học giỏi, thông minh. Muốn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Theo quan niệm hiện nay khẩu phần ăn cân đối và hợp lý phải bao gồm đầy đủ các điều kiện sau:

- Đảm bảo không có trường hợp nào bị ngộ độc xảy ra tại trường. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể - Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp.

Quản lý chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có kế hoạch cụ thể. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững chắc để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học. Vì vậy là người quản lý phụ trách nuôi dưỡng phải nắm vững và biết vận dụng một cách linh hoạt những chủ trương, chính sách, của nhà nước, những qui định của ngành vào chỉ đạo và quản lý công tác nuôi dưỡng trẻ. Phải phối hợp cùng kế toán để điều chỉnh mức tiền ăn cho trẻ một cách hợp lý; đảm bảo cho trẻ đủ no, ăn đủ chất, phù hợp với giá cả thị trường, với khả năng kinh tế gia đình trẻ. Thường xuyên giám sát việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và quá trình thực hiện qui chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phát huy khả năng, năng lực của từng người, tạo được sức mạnh đồng bộ của toàn trường, từ đó nâng cao chất lượng công việc, củng cố thêm chất lượng của trường. Trong năm học qua trường chúng tôi đã phát huy những thành tích để đạt được những kết quả ngày càng tốt đẹp. Khắc phục mọi khó khăn để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và quan tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ ngày càng tốt hơn.

Qua công tác quản lý này đã giúp tôi hiểu được và học tập được rất nhiều bài học bổ ích cho công tác quản lý của mình cụ thể là công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Nó rất quan trọng và cần thiết cho người cán bộ quản lý hiện nay và nắm chắc các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

2. Các đề xuất và khuyến nghị

2.1. Đối với nhà trường:

- Tuyên truyền phụ huynh để phối kết hợp làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hơn nữa.

- Tổ nuôi dưỡng phát huy sự sáng tạo của mình hơn nữa trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ.

- Tiếp tụcphát huy những kết quả đã đạt được, không ngừng học hỏi phấn đấu đạt kết quả tốt hơn ở những năm sau.

- Có kế hoạch đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng cả 2 khu.

2.2. Đối với Phòng giáo dục:

- Quan tâm hơn nữa đến chế độ đời sống cho nhân viên nuôi dưỡng để họ yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non (Trang 27 - 28)