Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một

Một phần của tài liệu Câu 11: Tại một điểm trong từ trường, đặt một doạn dây dẫn có chiều dài l đủ nhỏ, dòng điện chạy qu. (Trang 28 - 32)

D. góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

5. Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một

khoảng 15cm. Ta thu được ảnh của vật AB trên màn ảnh đặt sau thấu kính. Dịch chuyển vật một đoạn 3cm lại gần thấu kính. Ta phải dịch chuyển màn ảnh ra xa thấu kính để thu được ảnh, ảnh sau cao gấp đôi ảnh trước. Tính tiêu cự của thấu kính và độ phóng đại của ảnh đó. (ĐS: f=9cm; k2=2k1= 1,5)

Bài 31. MẮT Câu 1. Mắt loại nào có điểm cực viễn ở vô cực?

A. Mắt bình thường khi về già (mắt lão). B. Mắt viễn. C. Mắt lão và mắt viễn D. Mắt cận.

Câu 2. Mắt loại nào có fmax>OV ?

A. Mắt bình thường khi về già (mắt lão). B. Mắt viễn. C. Mắt lão và mắt viễn. D. Mắt cận.

Câu 3. Mắt loại nào có fmax<OV

A. Mắt bình thường khi về già (mắt lão). B. Mắt viễn. C. Mắt lão và mắt viễn. D. Mắt cận.

Câu 4. Mắt nào phải đeo kính hội tụ để sửa tật?

A. Mắt bình thường khi về già (mắt lão). B. Mắt viễn. C. Mắt lão và mắt viễn. D. Mắt cận.

Câu 5. Chọn phát biểu sai. Sự điều tiết của mắt là:

A. Sự thay đổi tiêu cự của mắt để ảnh của vật luôn hiện ở võng mạc.

B. Sự thay đổi độ tụ của thể thủy tinh để ảnh của vật luôn hiện trên võng mạc.

C. Sự thay đổi bán kính cong của thể thủy tinh để ảnh của vật luôn hiện trên võng mạc. D. Sự tăng bán kính cong của thể thủy tinh để ảnh của vật luôn hiện trên võng mạc.

Câu 6. Sự điều tiết của mắt là:

A. Sự thay đổi đường kính của con ngươi khi đi từ chỗ sáng vào chỗ tối. B. Sự thay đổi độ tụ của thể thủy tinh để ảnh của vật luôn hiện trên võng mạc.

C. Sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và võng mạc để ảnh của vật nằm trên võng mạc. D. Sự thay đổi góc trông vật để ảnh của vật luôn hiện lên ở võng mạc.

Câu 7. Độ tụ của thể thủy tinh lớn nhất khi?

A. Mắt nhìn vật đặt ở cực viễn. B. Mắt nhìn vật đặt ở cực cận. C. Mắt không điều tiết. D. Mắt nhìn được vật nhỏ nhất.

Câu 8. Khi mắt không điều tiết thì

A. Mắt nhìn rõ vật ở điểm cực cận. B. Độ tụ của thủy tinh thể lớn nhất. C. Tiêu cự thủy tinh thể lớn nhất. D. Mắt nhìn được vật nhỏ nhất.

Câu 9. Năng suất phân li của mắt là:

A. Góc trông vật khi vật đặt ở cực cận. B. Góc trông vật khi vật đặt ở điểm cực viễn. C. Góc trông vật khi vật được nhìn rõ nhất.

D. Góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm mà mắt còn phân biệt được hai điểm đó.

Câu 10. Để phân biệt được hai điểm A, B trên một vật thì:

A. Vật phải đặt ở điểm cực cận. B. Vật phải đặt ở điểm cực viễn. C. Góc trông AB phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li.

D. Góc trông AB phải nhỏ hoặc bằng năng suất phân li.

Câu 11. Tại rạp chiếu phim, hình ảnh được chiếu lên 24 hình trong 1 giây. Người xem thấy hình ảnh

chuyển động liên tục nhờ:

A. Sự lưu ảnh trên võng mạc. B. Góc trông ảnh lớn hơn năng suất phân ly. C. Hình ảnh trên màn sáng hơn chung quanh. D. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Câu 12. Mắt cận có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhìn rõ vật ở xa nhưng phải điều tiết. B. Điểm cực viễn ở vô cực. C.Tiêu điểm của thủy tinh thể ở trước võng mạc.

D.Khi không điều tiết, tiêu cự của thủy tinh thể lớn hơn khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc.

Câu 13. Mắt viễn thị có những đặc điểm nào sau đây?

A. Muốn nhìn rõ vật ở xa phải điều tiết. B. Điểm cực viễn ở vô cực. C. Khi không điều tiết độ tụ của thủy tinh thể lớn hơn độ tụ của mắt bình thường. D. Khi không điều tiết tiêu điểm của thủy tinh thể ở trước võng mạc.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng.

A. Điểm cực cận là điểm trên trục chính và gần mắt nhất.

B. Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà mắt có thể nhìn rõ khi điều tiết tối đa. C. Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất.

D. Khi điều tiết tối đa mắt sẽ nhìn rõ vật ở vô cực.

Câu 15. Chọn phát biểu sai.

A. Mắt bình thường khi về già có điểm cực viễn ở vô cực.

B. Để sửa tật cận thị người ta phải đeo TKPK có tiêu cự f = –OCV (kính đeo sát mắt). C. Mắt cận có khoảng OCV là vô cực.

D. Mắt lão nhìn vật ở xa vô cực như mắt bình thường.

Câu 16.Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?

A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần

Câu 17. Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?

A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực

C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu 18. Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?

A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.

Câu 19: Một người mắc tật cận thị khi đeo kính có độ tụ D= -2dp thì nhìn rõ các vật ở xa. Khoảng nhìn thấy rõ lớn nhất của người đó là :

A. 30cm B. -40cm C. 40cm D. 50cm

Câu 20. Một người mắc tật viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Khi đeo kính có độ tụ +2dp người này nhìn rõ được các vật gần nhất cách mắt:

A. 25cm B. 30cm C. 35 cm D. 2,5cm

Câu 21. Một người khi không đeo kính chỉ có thể nhìn rõ các vật cách xa trên 50cm. Mắt người này bị cận thị hay viễn thị? Muốn nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt 25cm thì phải đeo kính có độ tụ :

A. Mắt viễn thị; độ tụ D=+2dp B. Mắt cận thị; độ tụ D= +2dp C. Mắt viễn thị; độ tụ D=-2dp D. Mắt lão thị ; độ tụ D= +2dp

Câu 22. Một người mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 100cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20cm người đó phải mang loại kính gì? Có tiêu cự bằng bao nhiêu?

A. Kính phân kì, tiêu cự f= 25cm B. Kính hội tụ, tiêu cự 25cm C. Kính phân kì, tiêu cự f= 0,25cm D. Kính hội tụ, tiêu cự 2,5cm

Câu 23.Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm phải đeo kính có độ tụ nào để sửa tật này?

A. D=-2dp B. D=+2dp C. D=2,5dp D. D=-2,5dp

Câu 24. Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 45cm. Muốn đọc trang sách cách mắt gần nhất 20cm, phải mang kính có độ tụ bao nhiêu? Kính sát mắt

A. D= 2,78dp B. D= 2dp C. D=-2,78dp D. D=-2,78dp

Câu 25. Mắt thường có quang tâm cách võng mạc 15mm, nhìn được vật cách mắt 25cm đến rất xa. Tiêu cự của mắt thay đổi trong khoảng nào?

Câu 26. Mắt một người có điểm cực viễn và điểm cực cận cách mắt lần lượt là 0,5m và 0,15m. a. Người này bị tật gì về mắt?

b. Phải ghép sát vào mắt thấu kính có độ tụ bao nhiêu để nhìn thấy vật đặt cách mắt 20m không điều tiết

Câu 27. Mắt có quang tâm thủy tinh thể cách võng mạc khoảng d/=1,52cm. Tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi giữa hai giá trị f1=1,5cm và f2=1,415cm.

a. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt là bao nhiêu?

b. Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải ghép sát vào mắt để mắt nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết

c. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Gành Hào, Ngày 28 tháng 04 năm 2020 Ký duyệt của ban giám hiệu Giáo viên soạn

Một phần của tài liệu Câu 11: Tại một điểm trong từ trường, đặt một doạn dây dẫn có chiều dài l đủ nhỏ, dòng điện chạy qu. (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w