Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình cháy

Một phần của tài liệu 6 (Trang 38 - 39)

b.1. Tính chất nhiên liệu

Nhiên liệu có số xetan lớn, tính tự cháy cao thì thời gian cháy trễ i giảm, lượng nhiên liệu chuẩn bị trong thời gian cháy trễ giảm nên

 Δ Δp và pmax nhỏ, động cơ làm việc êm. b.2. Tỷ số nén ε

Tăng ε làm tăng nhiệt độ và áp suất tại thời điểm phun nhiên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuẩn bị nên i giảm dẫn tới

Δ Δp

giảm, động cơ làm việc êm hơn.

b.3. Góc phun sớm

Góc phun sớm s lớn quá thì điều kiện cho quá trình chuẩn bị không thuận lợi do nhiệt độ và áp suất tại thời điểm phun nhiên liệu còn nhỏ. Do đó thời gian cháy trễ i

dài, lượng hỗn hợp chuẩn bị nhiều nên

Δ Δp

lớn, động cơ làm việc không êm. Ngoài ra

s lớn làm tăng công nén làm giảm hiệu quả sinh công và máy nóng.

Góc phun sớm s nhỏ quá làm cho quá trình cháy kéo dài trên đường giãn nở cũng dẫn tới giảm tính kinh tế và tính hiệu quả của động cơ.

Vì vậy, lựa chon góc phun sớm tối ưu là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của người thiết kế. Góc phun sớm s tối ưu phụ thuộc vào chế độ làm việc (tốc độ vòng quay, tải trọng…) tỷ số nén, kết cấu buồng cháy … và thường được lựa chọn bằng thực nghiệm.

b.4. Chất lượng và qui luật phun nhiên liệu

Nếu nhiên liệu phun tơi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuẩn bị hỗn hợp thì thời gian cháy trễ i và tốc độ tăng áp suất

Δ Δp

nhỏ, động cơ làm việc êm.

Nếu rút ngắn thời gian phun tức là tăng cường độ phun sẽ làm cho lượng nhiên liệu chuẩn bị trong giai đoạn cháy trễ tăng lên dẫn tới tăng

Δ Δp

và pmax, động cơ khi đó làm việc ồn và rung giật. Qua đó có thể thấy rằng, qui luật phun là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến diễn biến quá trình cháy.

b.5. Xoáy lốc không khí trong buồng cháy

Xoáy lốc làm tăng khả năng hòa trộn nhiên liệu với không khí, giảm thời gian cháy trễ i và giảm cháy rớt. Tóm lại xoáy lốc là một biện pháp rất hiệu quả nhằm hoàn thiện quá trình cháy. Tuy nhiên, xoáy lốc với cường độ quá lớn sẽ tốn nhiều năng lượng, làm tăng tổn thất cơ giới và có thể dẫn tới giảm tính kinh tế và tính hiệu quả của động cơ.

b.6. Tải trọng và hệ số dư lượng không khí α

Hỗn hợp nhiên liệu không khí trong động cơ diesel có giới hạn cháy rất rộng trong khoảng 1,2 ÷ 10. Vì vậy người ta dùng phương pháp điều chỉnh chất tức là điều chỉnh chính α thông qua điều chỉnh lượng nhiên liệu chu trình gct để `điều chỉnh tải.

Khi giảm tải, gct giảm, α tăng, thời gian phun giảm do đó quá trình cháy cũng được rút ngắn. Vì vậy phải giảm góc phun sớm s. Đây chính là nguyên tắc điều chỉnh góc phun sớm theo tải trọng đối với động cơ diesel.

b.7. Tốc độ vòng quay n

Khi tăng tốc độ vòng quay, thời gian của quá trình cháy (tính theo s) bị rút ngắn (ảnh hưởng xấu) nhưng cường độ xoáy lốc tăng và nhiên liệu phun tơi hơn (ảnh hưởng tốt đến quá trình cháy). Tổng hợp lại, góc dành cho hai giai đoạn cháy chủ yếu

2-4 thay đổi ít nhưng góc cháy trễ i tăng lên, do đó phải tăng góc phun sớm s. Đây chính là nguyên tắc điều chỉnh góc phun sớm theo tốc độ vòng quay trong động cơ diesel.

Kiểm tra:

1. Vẽ hình và nêu tóm tắt diễn biến quá trình cháy của động cơ xăng và diesel. 2. Nêu tóm tắt các quá trình cháy không bình thường của động cơ xăng.

Một phần của tài liệu 6 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)