Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi thấy rằng : Hệ thống bài tập là phương tiện để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, củng cố, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng, khả năng sáng tạo, đồng thời để kiểm tra kiến thức, kĩ năng cũng như giáo dục rèn luyện tính kiên nhẫn, tác phong làm việc sáng tạo. Tuy nhiên, muốn phát huy được hết các tác dụng của hệ thống bài tập trong quá trình dạy học, mỗi GV không những cần thường xuyên học tập, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn mà còn cần tìm tòi, cập nhật những phương pháp dạy học mới phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, hoà nhịp với sự phát triển của xã hội.
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học trong trường THPT nói chung, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau :
Trang bị hoàn chỉnh và đầy đủ phòng bộ môn Hóa học ở các trường phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được làm thí nghiệm nhằm kiểm chứng và khắc sâu kiến thức đã học, từ đó phát triển trí nhớ và tư duy cho học sinh.
Giáo viên cần phải thay đổi các bài giảng của mình theo hướng dạy học tích cực, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, chủ động trong học tập và chú ý rèn luyện khả năng suy luận logic, rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh từ những câu hỏi và bài tập cơ bản, đến những bài tập khó hơn, khuyến khích học sinh động não, vận dụng các kiến thức cơ bản để có các cách giải sáng tạo, ngắn gọn, thông minh.
Tăng thời lượng thực hành, luyện tập để HS có điều kiện củng cố kiến thức. Ngành Giáo dục phải có những đầu tư về cơ sở vật chất và biện pháp hợp lý nhằm thay đổi phương pháp dạy học ở trường phổ thông một cách có hiệu quả như giảm số lượng HS trong mỗi lớp, trang bị các thiết bị hiện đại cần thiết cho dạy học...
Hướng phát triển của đề tài là ứng dụng công nghệ thông tin để tạo một sách điện tử (E-Book) hay xây dựng một "học liệu" mở, đưa hệ thống bài tập đã xây dựng vào nhằm tạo điều điện cho mọi HS đều có nguồn tài liệu để tự học, tự nghiên cứu.
Phạm vi ứng dụng của sáng kiền kinh nghiệm này là học sinh lớp 12