Tiến hành khảo sát phản ứng giữa ABN với acetophenone với xúc tác KOH, sau khi sắc kí lớp mỏng (TLC) thu được kết quả như sau:
ABN.T0 ABN.T1 ABN.A ABN.B
1 2 3 4 ABN.T2
Hình 3.5. TLC khảo sát phảnứng của ABN và acetophenone với xúc tác KOH. 1: Vệt UV của ABN, 2, 4: Vệt UV của sản phẩm phản ứng giữa ABN với acetophenone ở 50 oC, 3: Vệt UV của sản phẩm phản ứng giữa ABN với acetophenone ở nhiệt độ phòng.
Khi thay đổi xúc tác thành KOH, sự tạo thành các sản phẩm mong muốn với hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, phản ứng chủ yếu tạo thành các sản phẩm thủy phân ABN.T0 và ABN.T2. Trong khi đó, ở nhiệt độ phòng, sự xuất hiện của sản phẩm mong muốn ABN.A và ABN.B ngày càng tăng.
Các hợp chất ABN.A, ABN.B, ABN.T0, ABN.T2 được cô lập sau khi thực hiện phản ứng giữa ABN và acetophenone.
3.3.3 Cơ chế phản ứng
Khi các nhóm –OH phenol của atranorin được bảo vệ (ABN) làm cho nhóm 3-CHO của atranorin trở nên hoạt động hơn do có khả năng xoay tự do và không bị kiềm nối bởi liên kết hydrogen nội phân tử của nhóm –OH phenol. Sự tạo thành ABN.A và ABN.B đã xảy ra như sau: Trong môi trường base, acetophenone tạo thành một enolate. Enolate này đóng vai trò nuleophile, tấn công vào C-carbonyl sau đó tạo thành -hydroxylketone. Cuối cùng, trong môi trường base, một phân tử H2O bị tách loại tạo thành sản phẩm enone liên hợp ABN.A và
Sơ đồ 3.3. Cơ chế phảnứng aldol hóa giữa ABN với acetophenone
Trong môi trường base, kết hợp với gia nhiệt nhẹ ở 50 oC có sự cạnh tranh của phản ứng thủy phân tại liên kết ester phenol tạo thành sản phẩm ABN.T1 và ABN.T2(Sơ đồ
3.4).
Dưới điều kiện phản ứng, một phần sản phẩm thủy phân ABN.T1 tiếp tục phản ứng với acetophenone cho sản phẩm ABN.T0(Sơ đồ3.5).