Thơ tống biệt trung đại Việt Nam nói chung và thơ tống biệt thế kỷ XVIII – XIX nói riêng, với những đặc điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt trung đại việt nam thế kỷ XVIII XIX tt (Trang 26 - 27)

XVIII – XIX nói riêng, với những đặc điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật đã có đóng góp nhất định vào tiến trình phát triển và hoàn thiện mảng thơ trung đại Việt Nam, đặc biệt là thơ chữ Hán. Hướng nghiên cứu của luận án đã khẳng định được vai trò, vị trí của thể tài thơ tống biệt trong nền thơ ca dân tộc. Tuy nhiên đây cũng là công việc đồ sộ và cần có thêm nhiều thời gian để tìm tòi sâu hơn nữa. Trong tình hình nghiên cứu còn nhiều trở ngại, đặc biệt là về văn bản còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, một số tác phẩm thơ có ý nghĩa chưa được dịch thuật và tập hợp thì những số liệu khảo sát của luận án chắc hẳn chưa là con số thực sự đầy đủ trong giai đoạn có quá nhiều thành tựu như thế kỷ XVIII – XIX. Để vấn đề được khai thác toàn diện hơn, chắc chắn cần nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống. Từ quá trình triển khai luận án, người viết đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo:

Thứ nhất: Mở rộng khảo sát văn bản thơ tống biệt thế kỷ XVIII – XIX. Không chỉ dừng lại ở những tư liệu đã có mà còn khảo sát cả những tư liệu chưa được dịch trong các thư viện trong và ngoài nước. Việc tập hợp đầy đủ tư liệu sẽ giúp cho nội dung nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ hơn.

Thứ hai: Mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài. Khảo sát thơ tống biệt của các tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX để có cái nhìn bao quát về tiến trình hình thành, phát triển của dòng thơ này.

Thứ ba: Nghiên cứu thơ tống biệt thế kỷ XVIII, XIX nói riêng, thơ tống biệt trung đại Việt Nam nói chung trong thế đối sánh với thơ tống biệt của các nước trong khu vực thuộc về văn học chữ Hán như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...

Chúng tôi mong muốn những kết quả nghiên cứu ban đầu về thơ tống biệt thế kỷ XVIII – XIX được trình bày trong luận án và những đề xuất như trên sẽ mở ra những hướng nghiên cứu có ý nghĩa về thơ tống biệt. Hy vọng bên cạnh những kết quả nghiên cứu khoa học của luận án, chúng tôi sẽ có điều kiện tiếp tục nghiên cứu thơ tống biệt trung đại Việt Nam ở những công trình tiếp theo.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hán Thị Thu Hiền (2016), “Không gian tống biệt trong thơ chữ Hán Nguyễn Du”, Tạp chí dạy và học ngày nay, số 6/2016, tr 130-131, 142. 2. Hán Thị Thu Hiền (2017), “Thời gian nghệ thuật trong thơ tống biệt

Cao Bá Quát”, Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Hùng Vương số 1/2017, tr 39-43.

3. Hán Thị Thu Hiền (2018), “Thơ tống biệt Cao Bá Quát” in trong Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tri thức trẻ với cách mạng công nghiệp 4.0,

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Nxb Lao động, tr 224-230.

4. Hán Thị Thu Hiền (2018), “Khát vọng trở về trong thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý”, Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 11/2018, tr 78-81. 5. Hán Thị Thu Hiền (2019), “Những tiền đề của sự hình thành dòng thơ tống

biệt trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11, tr 99-107

6. Hán Thị Thu Hiền (2020), “Thể tài tống biệt trong thơ Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, tr 34-42.

7. Hán Thị Thu Hiền (2020), “Nghiên cứu chú và thi tự trong thơ tống biệt bằng chữ Hán thế kỷ XVIII – XIX”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 9, tr 68 - 79

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt trung đại việt nam thế kỷ XVIII XIX tt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)