Đối với hiệp hội doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Cạnh tranh trung lập - Những thách thức và khuyến nghị đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (Trang 26 - 28)

Một số kiến nghị đối với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, các Hiệp hội doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các DNNN và chính phủ để xây dựng, phát triển và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô.Thứ hai,các Hiệp hội doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo thông tin, xu hướng thị trường và kịp thời phổ biến chúng tới các doanh nghiệp. Thứ ba, các Hiệp hội và ngành hàng cần xây dựng cổng thông tin cho mỗi ngành hàng.

KẾT LUẬN

CTTL là một xu hướng mới trong việc phát triển chính sách cạnh tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL thông qua các phương tiện cơ bản như: (i) Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu, (ii) Chiến lược sản phẩm; (iii) Chiến lược giá, (iv) Chiến lược dịch vụ kèm theo; (v) Chiến lược phân phối, (vi) Chiến lược xúc tiến thương mại, (vii) Chiến lược truyền thông, và (viii) Một số vấn đề mang tính bổ trợ.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong quá trình xây dựng và đổi mới cạnh tranh, DNNN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhìn chung, các DNNN đã hoạt động tích cực theo cơ chế của thị trường trong bối cảnh áp dụng chính sách CTTL. Quá trình đổi mới, sắp xếp, tổ chức quản lý đang được tiến hành theo điều kiện cạnh tranh mới, mặc dù giảm bớt số lượng DNNN nhưng đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, DNNN nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh mới thông qua hoạt động marketing và mở rộng thị trường nên đã chú trọng hơn đến hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu.

Kết quả phân tích hồi quy xác định được 08 yếu tố liên quan đến đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Đó là: (i) Nghiên cứu & lựa chọn thị trường mục tiêu, (ii) Chiến lược giá, (iii) Chiến lược sản phẩm, (iv) Chiến lược dịch vụ kèm theo, (v) Chiến lược phân phối, (vi) Chiến lược xúc tiến thương mại, (vii) Chiến lược truyền thông, và (viii) Các yếu tố bổ trợ. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn đặt ra trong quá đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL. Nhiều DNNN chưa xác lập được chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm làm cơ sở xác định mục tiêu chiến lược, do đó việc xây dựng các nội dung còn lại của chiến lược không nhất quán và thường mang tính ngắn hạn, nhiệm kỳ. Ngoài ra, chiến lược giá và chiến lược sản phẩm chưa linh hoạt dẫn đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của các DNNN còn kém.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành đề xuất một số giải pháp đổi mới cạnh tranh đối với DNNN Việt Nam cũng như các khuyến nghị đối với chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, các DNNN cần thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp, kết hợp với sự giúp đỡ từ phía chính phủ và các cơ quan nhà nước. Có như vậy, quá trình xây dựng, đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam mới thực sự đạt được kết quả như mong đợi.

Mặc dù đã dành nhiều thời gian và tâm huyết vào quá trình nghiên cứu, luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ mang lại những giá trị tích cực và đóng góp đáng kể vào việc đổi mới cạnh tranh

của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập tại Việt Nam. Tác giả hy vọng rằng các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu rộng hơn, sâu sắc và kỹ lưỡng hơn về đề tài này để có được kết quả nghiên cứu tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Cạnh tranh trung lập - Những thách thức và khuyến nghị đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (Trang 26 - 28)