CHƯƠNG 5: NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

Một phần của tài liệu Xác định thị trường rộng lớn trong nước thông qua số lượng nhập khẩu hàng năm và phải đảm bảo cho c. (Trang 26 - 29)

Câu 1:Ngoại thương còn gọi là mậu dịch quốc tế đặt nền móng trên quan hệ nào? A. Lợi thế so sánh của quốc gia với phần còn lại của thế giới.

B. Lợi thế của quốc gia với phần còn lại của thế giới.

C. Lợi thế tuyệt đối của quốc gia với phần còn lại của thế giới. D. Một quan hệ khác. [<br>]

Câu 2: Lợi ích của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế quốc gia? A. Phát huy lợi thế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới.

B. Bù đắp những mặt còn yếu kém mà trong nước chưa tự khắc phục được. C. Có hai đáp án đúng D. Có hai đáp án sai. [<br>]

Câu 3: Ngoại thương có ảnh hưởng và tác động đến những nhân tố nào của nền kinh tế quốc gia?

A. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và thu nhập quốc gia. B. Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa.

C. Tiêu dùng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và quan hệ kinh tế - chính trị với phần còn lại của thế giới.

D. Các câu kia đều đúng. [<br>]

Câu 4: Vai trò của ngoại thương ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trên bao nhiêu mặt chủ yếu?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 5: Những nội dung nào mà vai trò của ngoại thương có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia?

A. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Mở ra những cơ hội mới cho phát triển. D. Các câu kia đều đúng. [<br>]

Câu 6: Ngoại thương mở ra những cơ hội mới cho phát triển trên những lĩnh vực nào? A. Là động lực tạo cạnh tranh, kích thích cải tiến phương pháp sản xuất và phong phú hóa hàng hóa tiêu dùng cho xã hội, hạn chế độc quyền.

B. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn ra thế giới, giao lưu học hỏi kinh nghiệm buôn bán, tiếp cận với thị trường thế giới, thông tin công nghệ, tư tưởng mới.

C. Tạo Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn mở ra cho người lao động khi lĩnh vực ngoại thương phát triển.

D. Cả ba đáp án kia đều đúng. [<br>]

Câu 7: Ngoại thương mở ra những cơ hội mới cho phát triển trên mấy lĩnh vực? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 8: Mậu dịch quốc tế tạo những khó khăn thử thách nào đối với những nước đang phát triển như Việt Nam?

A. Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt. B. Sự bất ổn của giá cả thế giới.

C. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với phân công lao động quốc tế. D. Cả ba đáp án kia đều đúng. [<br>]

Câu 9: Mậu dịch quốc tế tạo ra bao nhiêu khó khăn thử thách cơ bản đối với những nước đang phát triển như Việt Nam?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 10:Ngoại thương còn gọi là mậu dịch quốc tế đặt nền móng trên quan hệ nào? A. Lợi thế so sánh của quốc gia với phần còn lại của thế giới.

B. Phân công lao động quốc tế.

C. Có hai đáp án đúng D. Có hai đáp án sai. [<br>]

Câu 11: Ngoại thương còn gọi là mậu dịch quốc tế đặt nền móng trên mấy quan hệ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 12: Các chiến lược ngoại thương của các nước đang phát triển bao gồm? A. Xuất khẩu sản phẩm thô, thay thế nhập khẩu và hướng ra xuất khẩu.

B. Xuất hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô và nhập tư liệu sản xuất. C. Có hai đáp án đúng D. Có hai đáp án sai. [<br>]

Câu 13: Tựu trung các nước đang phát triển có bao nhiêu chiến lược cơ sở trong lĩnh vực ngoại thương?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 14: Những lợi ích của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô đối với tăng trưởng kinh tế, bao gồm:

A. Thúc đẩy sử dụng các yếu tố và điều kiện thuận lợi sẵn có.

B. Tăng thu nhập ngoại tệ, mở rộng việc tích lũy các nhân tố sản xuất, đặc biệt là vốn và lao động.

C. Tạo ra các ảnh hưởng liên kết: D. Cả ba đáp án kia đều đúng. [<br>]

Câu 15: Có bao nhiêu lợi ích khi thực hiện chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô đối với tăng trưởng kinh tế?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 16: Các ảnh hưởng liên kết khi thực hiện chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô thể hiện ảnh hưởng tiêu biểu ở chỗ?

B. Các liên kết về cơ sở hạ tầng và các liên kết về vốn con người. C. Có hai đáp án đúng D. Có hai đáp án sai. [<br>]

Câu 17: Các ảnh hưởng liên kết khi thực hiện chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô thể hiện ảnh hưởng tiêu biểu ở bao nhiêu chỗ?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 18: Những trở ngại khi dựa vào chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô bao gồm? A. Thị trường hàng hóa xuất khẩu thô phát triển quá chậm chạp nên không thể là động lực cho sự tăng trưởng.

B. Thu nhập từ xuất khẩu thô biến động và khó đa dạng hóa sản phẩm.

C. Các nước xuất khẩu thô có thể mắc phải căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease). D. Cả ba đáp án kia đều đúng. [<br>]

Câu 19: Có bao nhiêu trở ngại khi dựa vào chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 20: Chiến lược thay thế nhập khẩu là chiến lược thay thế hàng công nghiệp nhập khẩu bằng …… với sự bảo hộ của Nhà nước bằng ……, nhằm mục đích chính là bảo hộ những ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước.

A. hàng sản xuất ở các khu chế xuất trong nước - hàng rào thuế quan cao hoặc bằng hạn ngạch nhập khẩu.

B. hàng sản xuất trong nước - hàng rào thuế quan cao.

C. hàng sản xuất trong nước - hàng rào thuế quan cao hoặc bằng hạn ngạch nhập khẩu. D. hàng sản xuất ở các khu chế xuất trong nước - hàng rào thuế quan cao. [<br>]

Câu 21: Nội dung của chiến lược thay thế nhập khẩu gồm những bước cơ bàn nào? A. Trước tiên, nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm và tiếp tục gia công chế biến cho thành sản phẩm hoàn chỉnh hoặc nhập linh kiện rời về lắp ráp tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó, khi nhu cầu tăng lên đủ nhiều thì đầu tư sản xuất các sản phẩm này tại chỗ.

B. Xác định thị trường rộng lớn trong nước thông qua số lượng nhập khẩu hàng năm và phải đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nước có thể làm chủ kỹ thuật sản xuất và các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng cung ứng vốn, khoa học, công nghệ.

C. Cuối cùng, lập các hàng rào bảo hộ bằng thuế quan (thuế đánh vào hàng nhập khẩu làm cho giá hàng nhập khẩu lớn hơn giá ban đầu của hàng trong nước) hay hạn mức nhập khẩu (giới hạn về khối lượng hàng nhập khẩu).

D. Cả ba đáp án kia đều đúng. [<br>]

Câu 22: Nội dung của chiến lược thay thế nhập khẩu có bao nhiêu bước cơ bản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 [<br>]

Câu 23: Mục đích của chiến lược thay thế nhập khẩu nhằm đến mục tiêu nào?

A. Nhằm nâng đở các ngành sản xuất non trẻ trong nước vượt qua giai đoạn giá thành cao lúc ban đầu.

B. Giảm thiểu nhập khẩu tiến đến cân bằng cán cân thanh toán. C. Có hai đáp án đúng D. Có hai đáp án sai. [<br>]

Một phần của tài liệu Xác định thị trường rộng lớn trong nước thông qua số lượng nhập khẩu hàng năm và phải đảm bảo cho c. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)