- Lập sơ đồ tư duy cho các tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Tóm tắt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân)
- Viết thành bài hoàn chỉnh cho các đề bài trên.
PHẦN 2. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1: ĐỀ 1:
Phần I : Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đôi dép (Nguyễn Trung Kiên)
Bài thơ đầu tôi viết tặng cho em Là bài thơ tôi viết về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau. Cùng bước, cùng mòn không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận này phụ thuộc ở chiếc kia.
Nếu một ngày một chiếc dép mất đi Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh đã có người thay thế Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít bước song hành Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.
Không thiếu nhau trên những bước đường đời Dẫu mỗi chiếc ở mỗi bên phải - trái
Như tôi yêu em ở những điều trái ngược Gắn bó với nhau bởi một lối đi chung.
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.
Câu 2: Tại sao tác giả lại mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tình cảm yêu đương của
mình
Câu 3: Nêu chủ đề của bài thơ ?
Câu 4: Ý nghĩa của hai từ láy “khăng khít” và “song song” trong việc diễn tả nội dung bài
thơ ?
Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự gắn bó đích thực trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
“Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín” (Nguyễn Tuân – Thời và thơ Tú Xương – Văn học 12, tập một, sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, tr. 186).
Bằng trích đoạn Đất Nước (Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng), anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
ĐỀ 2:
Phần I : Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ các kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.
Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quí đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3. Hãy đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất? Tác dụng của nó?
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:: Lòng yêu nước là sức mạnh tinh thần to lớn?
Câu 2; (5.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:
Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Ao chàm đưa buổi phân li