Thao tác lập luận bác bỏ 1.Lý thuyết

Một phần của tài liệu - Tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữa bệnh; kể và tả những điều mắt thấy t. (Trang 26 - 29)

1.Lý thuyết

 Mục đích là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến sai trái.  Cách bác bỏ:

 Dùng lý lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe, người đọc.

 Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

2.Luyện tập

 Làm lại các bài tập ở sgk Ngữ văn 11, tập 2, trang 26-27 và trang 31- 32.

 Thực hành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ qua 2 đề sau. Học sinh nộp bài và nhận kết quả bài làm qua mail với giáo viên bộ môn. Đề 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bác bỏ ý kiến sau:

Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.

Đề 2: Hãy lập dàn ý và viết bài văn nghị luận bác bỏ quan niệm sau:

Cái khó bó cái khôn (tục ngữ).

PHẦN 2. ĐỀ KIỂM TRAĐỀ 1 ĐỀ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0đ) Đọc đoạn trích sau:

Cả khu rừng thay lá vào mùa thu là khung cảnh tuyệt đẹp song du khách mắc chứng mù màu khó có thể thưởng thức. Do đó, ngày 1/11, Sở phát triển Du lịch của bang Tennessee, Mỹ quyết định đặt các ống ngắm đặc biệt tại ba điểm quan sát phổ biến nhất, cho phép du khách dễ dàng tận hưởng sự rực rỡ của khu rừng, Fox News đưa tin. Những chiếc kính này giúp cho du khách giảm bớt sự thiếu hụt màu đỏ và xanh, dễ dàng ngắm toàn cảnh đẹp.

Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi được quan sát cảnh đẹp qua ống kính. Jim Nichols là du khách bị mù màu nặng. Khi được tận hưởng cảnh đẹp qua lăng kính đặc biệt, anh đã quay một video và đăng tải lên Facebook, khen ngợi công nghệ này hoạt động tốt. Anh

nói: “Tôi chỉ ước rằng có thể nhìn cảnh này suốt cả cuộc đời. Tôi rất vui sướng khi ngắm được cảnh sắc ở đây. Nó giống như điều tôi tưởng tượng, sự khác biệt giữa mặt đất và thiên đường”. Một du khách bị mù màu khác cho biết, cuối cùng ông cũng hiểu được vẻ đẹp thực sự của cảnh lá chuyển màu. “Bây giờ, tôi thực sự biết tại sao mọi người ở các bang khác đi chặng đường dài tới đây ngắm cảnh”. Nhiều du khách mù màu khác đã bật khóc khi lần đầu được nhìn thấy những màu sắc như người bình thường. Theo trang web của Sở, ba địa điểm kính được lắp đặt là khu bờ sông, lưu vực Big South Fork, gần Oneida, Ober Gatlinburg ở Gatlinburg và xa lộ Interbound 26 về phía Erwin, hạt Unicoi. Kevin Triplett, ủy viên Sở phát triển Du lịch của bang cho biết: “Đỏ, cam và vàng vào mùa thu là yếu tố quan trọng khi mọi người nghĩ về Tennessee và khiến họ ghé thăm. Nhưng có tới hơn 13 triệu người trên khắp cả nước sẽ không thể tự mình

đánh giá được vẻ đẹp này”.

(Theo Khách mù màu bật khóc khi lần đầu nhìn màu của mùa thu)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5đ) Câu 2. Khi lần đầu được nhìn thấy những màu sắc như người bình thường, nhiều du khách

có phản ứng như thế nào ? (0.5đ)

Câu 3. Anh/chị đánh giá như thế nào về việc làm của Sở phát triển Du lịch của bang

Tennessee, Mỹ trong văn bản trên ?(1.0đ)

Câu 4. Qua văn bản trên anh/chị học được điều gì về cách ứng xử với những người không

may bị khuyết tật? (1.0đ)

PHẦN 2. LÀM VĂN

Câu 1 (2.0 đ). Trong khi nhiều người trẻ còn đắm chìm trong sống ảo, sống vội, hình ảnh

những người lớn tuổi bật khóc khi lần đầu nhìn thấy màu của mùa thu trong văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì, hãy trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2 (5.0đ). Có ý kiến cho rằng: “Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị

cao đẹp trong những cảnh tối tăm, khám phá cái cao cả trong những cái tầm thường”

Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0đ) Đọc kĩ đoạn trích sau:

Tất cả đều đang tốt đẹp thì chiếc váy của một người đẹp trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt liên tục bị mắc vào những chiếc đinh đóng trên sàn diễn. Và ngay lập tức, cái thói cẩu thả ăn thật làm dối mà chúng ta vẫn gặp lâu nay lại thò cái đuôi của nó ra.

Tôi không làm sao hiểu nổi ở một hoạt động văn hóa lớn như vậy, người ta lại có thể cẩu thả. Có thể ai đó đọc những lời này của tôi sẽ khó chịu và nói: Có mỗi chuyện cái đinh mà lắm lời. Vâng. Nhưng mọi chuyện lại bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Ví như việc đi bộ trong thành phố. Việc đi bộ cho thấy sự cẩu thả và tính ích kỉ của chúng ta. Chúng ta cởi trần, đủng đỉnh đi qua đường như đi trong sân nhà mình, mặc cho đèn đỏ hay đèn xanh. Và vừa đi vừa xỉa răng. Chúng ta điềm nhiên đi trên lòng đường theo ý muốn của mình. Tôi không tin có thể xây dựng được một đời sống hiện đại, văn minh khi thói cẩu thả và tùy tiện còn tồn tại quá nhiều trong thực tế. Và tôi nghĩ, muốn xây dựng một đất nước hiện đại, văn minh thì chúng ta phải bắt đầu từ việc đi bộ.

Lại nghĩ đến việc tùy tiện chậm giờ bay […] mà thất vọng, chán chường. Chiếc máy bay hiện đại như mọi chiếc máy bay trên thế giới. Bầu trời rộng như mọi bầu trời trên thế giới. Chỉ có trách nhiệm và khả năng của người thực hiện là khác mà thôi.

Trở lại với mấy cái đinh trên sàn diễn của cuộc thi Hoa hậu 2007. Có lẽ người Việt Nam còn cần phải học hỏi nhiều lắm mới không bị thế giới bỏ rơi. Kĩ thuật đóng một cái đinh đâu phải chuyện khó khăn gì. Nhưng chiếc đinh vẫn cứ trồi lên trên cái sàn diễn chỉ làm trước đó ít ngày. Và tôi luôn luôn tin rằng: đóng một cái đinh không xong, thì đừng nói đến những việc lớn hơn. Những cái đinh tuy nhỏ, nhưng lỗ đinh vẫn đủ cho chúng ta ghé mắt nhìn vào bên trong của cả ngôi nhà.

(Theo Chiếc đinh nhỏ nhưng nỗi buồn thì lớn, Bài tập Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục, 2008)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 đ)

Câu 2. Hãy nêu 02 dẫn chứng cho “ thói cẩu thả ăn thật làm dối”mà anh/chị biết. (0.5 đ) Câu 3. Theo anh/chị, người Việt Nam còn cần phải học hỏi điều gì để “không bị thế giới

bỏ rơi”, vì sao? (1.0 đ)

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với nhận định “đóng một cái đinh không xong, thì đừng nói

đến những việc lớn hơn”không, vì sao? (1.0 đ)

Câu 1 (2.0đ): Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị

về ý kiến ở đoạn trích Đọc hiểu: “những cái đinh tuy nhỏ, nhưng lỗ đinh vẫn đủ cho

chúng ta ghé mắt nhìn vào bên trong của cả ngôi nhà”.

Câu 2.(5.0đ). Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cho rằng: “Xuân Diệu là nhà thơ

mới nhất thơ mới”. Anh/chị hãy phân tích bài thơ “Vội vàng” để làm sáng tỏ nhận định

Một phần của tài liệu - Tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữa bệnh; kể và tả những điều mắt thấy t. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w