Tình trạng và phân bố của quần thể Nai cà tông (Rucervus eldii) tại CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài nai cà tông (rucervus eldii mclelland, 1842 tại cộng hòa dân chủ nhân dân lào TT (Trang 26)

CHDCND Lào

- Trên lãnh thổ CHDCND Lào, hiện có thông tin về 2 quần thể Nai cà tông. Quần thể có kích thước lớn nhất phân bố tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. Quần thể thứ hai rất nhỏ và phân bố ở khu rừng bảo vệ cấp tỉnh Dong Khan Thung, huyện Mun La Pa Mok, tỉnh Champasak.

- Tại khu vực điều tra ở KBTX, Nai cà tông phân bố chủ yếu tại khu điều tra phía nam, đặc biệt tại PKBVNN phía tây nam nơi có các trảng cỏ, điểm khoáng và ít bị tác động bởi con người. Nai cà tông có đường di chuyển không rõ ràng hoặc không mang tính cố định. Có 4 đường di chuyển đã được phát hiện, như ở phía đông-bắc, phía tây-bắc và phía tây-nam của khu điều tra và khu trung tâm của PKBVNN.

- Mật độ Nai cà tông tại khu điều tra là 0,58 cá thể/km2, trong đó, tại khu

điều tra phía nam là 0,79 cá thể/km2 và khu phía bắc là 0,28 cá thể/km2. Kích thước quần thể Nai cà tông trong giai đoạn 2017-2019 là 173 cá thể, trong đó, tại khu điều tra phía nam là 138 cá thể và khu điều tra phía bắc là 35 cá thể.

- Kích thước đàn trung bình là 3,44 cá thể. Đàn nhỏ nhất được phát hiện là

01 cá thể, lớn nhất 11 cá thể. Cấu trúc đàn Nai cà tông gồm có cá thể trưởng thành, bán trưởng thành và con non. Tỷ lệ cá thể đực/cái là 1:2,70, tỷ lệ cá thể bán trưởng thành so với tất cả thành viên trong đàn là 1:3,04, trong đó tỷ lệ cá thể đực bán trưởng thành 1:12,29 và tỷ lệ cái bán trưởng thành 1:4,53. Tỷ lệ con non so với cá thể cái trưởng thành là 1:5,75.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài nai cà tông (rucervus eldii mclelland, 1842 tại cộng hòa dân chủ nhân dân lào TT (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)