TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Trên cơ sở định hướng triển khai quản trị RRTD trong hệ thống các NHTM nói chung và của VPBank nói riêng, đồng thời kết hợp với bối cảnh hiện nay đang diễn ra có ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại các ngân hàng, những cơ hội và thách thức diễn ra trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị RRTD tại VPBank. Cụ thể các giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tai VPBank, hoàn thiện cơ cấu quản trị RRTD, xây dựng hệ thống thông tin rủi ro tín dụng phù hợp, tăng cường nâng cao quản trị danh mục quản trị RRTD. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo ra được điều kiện thực hiện những giải pháp đáp ứng các yêu cầu chiến lược quản trị RRTD của VPBank.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt, hoạt động kinh doanh nói chung và của các NHTM nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn trong kinh doanh là hoàn toàn cần thiết, hoạt động cấp tín dụng trong các NHTM luôn là nguồn đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, do đó quản trị được những rủi ro từ những hoạt động này đem lại luôn được quan tâm hàng đầu. VPBank là một trong những NHTM cổ phần
hàng đầu tại Việt Nam, chính vì vậy hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng.
Trong phạm vi luận án, tác giả nghiên cứu các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm luận giải các vấn đề về quản trị RRTD trong hệ thống NHTM, từ đó kế thừa những luận điểm khoa học tích cực và tìm khoảng trống nghiên cứu cho luận án. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các tài liệu trong chương 1 tác giả xây dựng khung lý thuyết về quản trị RRTD trong chương 2 làm cơ sở nghiên cứu trường hợp điển hình quản trị RRTD tại VBank trong chương 3 và nhằm cung cấp các giải pháp mang tính thực tiễn trong chương 4.
Khi thực hiện luận án, tác giả nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của quản trị RRTD trong các NHTM nói chung và của VPBank nói riêng. Chính vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả có tổng hợp một cách khoa học các luận điểm cơ bản về quản trị RRTD, kinh nghiệm quản trị RRTD căn cứ trên những lý thuyết này tác giả đã đi nghiên cứu trường hợp quản trị RRTD trong thực tế tại VPBank, từ đó rút ra được những mặt đã thực hiện tốt và những mặt còn tồn tại trong công tác quản trị RRTD tại ngân hàng này, đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra được ảnh hưởng của một số nhân tố tới quản trị RRTD tại VPBank và kiến nghị một số giải pháp giúp VPBank hoàn thiện quản trị RRTD trong hoạt động của ngân hàng.
Hạn chế của luận án: Về phương diện lý thuyết, quản trị RRTD có rất nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu như tiếp cận theo hướng từ các nhà quản trị điều hành vĩ mô kinh tế, hoạch định chính sách; từ những công ty xếp hạng tín dụng độc lập, …tuy nhiên trong giới hạn luận án của mình, tác giả chưa tiếp cận được nghiên cứu quản trị RRTD theo những hướng này. Về mặt thực tiễn: tác giả mới chi có thể thực hiện khảo sát được các cán bộ, nhân viên của VPBank và khách hàng tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, chưa tiến hành khảo sát được trên phạm vi hệ thống các địa điểm giao dịch của VPBank trên toàn quốc.
Quản trị RRTD trong các NHTM là đề tài phong phú, phức tạp và phạm vi nghiên cứu rộng, mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các Thầy Cô giáo cùng các nhà khoa học, đồng nghiệp và người quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.
Gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo:
- Một số hạn chế, bất cập khi áp dụng quản trị RRTD tại NHTM theo hướng chuẩn quốc tế.
- Xây dựng các thang đo và mô hình đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.
- Một số nội dung quản trị RRTD sẽ cần điều chỉnh khi Việt Nam áp dụng theo chuẩn quy định quốc tế.