Khuyến khích kết hợp với các chính sách hỗ trợ thỏa đáng nhằm nâng cao ý thức tự giác học tập văn hóa của NNL SX. Để xây dựng văn hóa học tập hiểu quả, DN cần giúp cho NNL SX học hỏi và tự nhận thức được tầm quan trọng trong học tập kết hợp với 3 thành tố: Môi trường học tập; Cơ hội học tập; Năng lực học tập.
KẾT LUẬN
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu và đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính là thống kê mô tả, so sánh nguồn dữ liệu thứ cấp, phương pháp chuyên gia. Để đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu điển hình tại 5 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy nguồn nhân lực sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc tuy được quan tâm nhưng chưa hiệu quả và còn những tồn tại nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó tác giả sử dụng phân tích định lượng để xử lý nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát
qua bảng hỏi. Kế thừa các nghiên cứu trước và qua nghiên cứu, Luận án xác định được bốn nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam bao gồm: Chương trình đào tạo, văn hóa học tập của DN, chế độ đãi ngộ và năng lực tự học của NLĐ. Kết quả nghiên cứu khẳng định mô hình lý thuyết phù hợp với các dữ liệu khảo sát.
Căn cứ vào nhu cầu về nguồn nhân lực sản xuất hiện nay; Luận án đã đề xuất nhóm giải pháp phát triển hoạt động ĐT NNL SX trong DN Hàn Quốc ở Việt Nam và khuyến nghị một số giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các đề xuất đối với Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp; đề xuất đối với các Hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước; các đề xuất với các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực sản xuất đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luận án vẫn còn những hạn chế, cụ thể: Quy mô mẫu là 282 theo tác giả là chưa đủ lớn. Theo đó, sự phân tích về ảnh hưởng của yếu tố cá nhân như độ tuổi, giới tính, trình độ và thâm niên chưa được nghiên cứu. Vì vậy các nghiên cứu khác trong tương lai với cỡ mẫu lớn hơn có thể sẽ tăng khả năng tổng quát hóa của kết quả và phân tích các khía cạnh khác của mô hình. Hai là luận án chọn lọc và phân tích bốn nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp, thuộc yếu tố cá nhân và yếu tố thuộc doanh nghiệp tác động tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực bởi tác giả mong muốn các giải pháp đưa ra căn cứ từ phân tích này là vấn đề doanh nghiệp có thể thực hiện một cách chủ động. Vì vậy, các nghiên cứu sau tác giả có thể khai thác tiếp vấn đề này. Với mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án đã được tác giả làm rõ và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.