Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 28 - 31)

chính thức (ODA) trong thời gian tới

2.1. Thay đổi nhận thức và nhận thức lại các vấn đề về ODA.

- Về mặt nhận thức: Việt Nam phải coi nguồn vốn ODA là một trong những nguồn vốn huy động của quốc gia dựa trên cơ sở các nguyên tắc thương mại, do đó việc sử dụng lại nguồn vốn vay này cũng phải dựa trên cơ chế đó, phải sớm loại bỏ bao cấp lại nguồn vốn này dưới bất kỳ hình thức nào.

- Về tuyên truyền, giáo dục: Các cán bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt Bộ giáo dục và đào tạo cần đưa nội dung

25

ODA vào các chương trình học để giáo dục cho các thế hệ mai sau nhận thức được vai trò, trách nhiệm và nghiã vụ của mình trước các khoản nợ này.

2.2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý ODA

Để giải quyết những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với việc quản lý, sử dụng các khoản vay nước ngoài theo Bộ Tài chính, Nhà nước nên tập trung nguồn vốn ODA vào những lĩnh vực then chốt, các dự án công trình trọng điểm, nên thu hẹp phạm vi cấp phát từ ngân sách nhà nước và giảm tính bao cấp của Nhà nước trong cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài. Và đồng thời, phải tăng tính công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn vốn vay công; tăng tính trách nhiệm của tất cả các chủ thể liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn vay...

Cần quy định thống nhất về quản lý vốn ODA: Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các đối tác phát triển để sửa đổi Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01/10/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để đảm bảo sự thống nhất và rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của các cơ quan tham gia khác nhau, cần đơn giản hóa các thủ tục và giảm số lượng các bước phê duyệt để phân cấp nhiều hơn đến mức tối đa.

Tăng cường giám sát và đánh giá quy trình hiệu quả giải ngân vốn ODA, tăng cường giám sát sử dụng vốn ODA. Qua đó, góp phần giảm thiểu và phòng tránh được những tổn thất có thể xảy ra.

2.3. Tổ chức tốt công tác kế hoạch và chuẩn bị dự án của các cơ quan Chính phủ Chính phủ

Việc tăng cường năng lực lập kế hoạch của các cơ quan trung ương với vai trò là người đưa ra sáng kiến và làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu cần phải có hẹ thống thông qua: khẳng định tính tự chủ; tăng cường công tác quản lập Kế hoạch đầu tư công cộng; lập ngân sách cho công tác chuẩn bị dự án; làm rõ vấn đề tái định cư ở giai đoạn chuẩn bị dự án; giám sát chất lượng thực hiện dự án; thành lập bộ phận theo dõi và đánh giá sau dự án; đưa ra thời gian nhất định cho việc phê duyệt kế hoạch đầu tư theo quy định nội bộ.

26

2.4. Tăng cường đội ngũ cán bộ Kế hoạch của Chính phủ

Thành lập Ban quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án: sự chậm trễ của quá trình phê duyệt đã ảnh hưởng đến việc làm chậm việc khởi động dự án. Chính vì vậy, cần có ban này để họ có thể có những đóng góp hiệu quả hơn vào công tác quản lý dự án.

Sử dụng chuyên môn trong nước: trong quá trình chuẩn bị kế hoạch dự án, Chính phủ cũng như nhà tài trợ nên tạo điều kiện sử dụng chuyên môn trong nước càng nhiều càng tốt nếu thấy phù hợp. Đây sẽ là cơ hội rất tốt để chuyển giao kỹ thuật cũng như có những thu xếp cần thiết để có được nhiều cán bộ tham gia sâu vào quá trình soạn thảo dự án. Và việc tăng cường năng lực thể chế có thể sẽ hiệu quả hơn.

2.5. Các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý vốn ODA lý vốn ODA

✓ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan.

✓ Việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải được xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển, phải bám sát các mục tiêu của chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2016 - 2020, đảm bảo các chỉ số nợ công, nợ chính phủ và mức bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép.

✓ Khuyến khích sự phân công lao động và bổ trợ giữa các nhà tài trợ trong việc cung cấp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong khuôn khổ các chương trình hợp tác phát triển chung, đồng tài trợ theo ngành, lĩnh vực và địa bàn lãnh thổ.

✓ Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định

27

của pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 28 - 31)