Tại sao cần phải có đức tính khiêm tốn?

Một phần của tài liệu Dàn ý bài văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10 - Giáo viên Việt Nam (Trang 27 - 28)

+ Cuộc đời là một cuộc đua, đường đua dài bất tận, con người không ngừng vươn lên trên chặng đường đó. Khă năng, thành công có thể xuất sắc nhưng đó cũng chỉ là gịot nước trong đại dương kiến thức bao la mà thôi. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể so sánh với mọi người xung quanh. Vì thế dù thành công, tài năng đến đâu cũng phải luôn khiêm tốn học hỏi không ngừng, học mãi mãi.

+ Khiêm tốn là đức tính quan trọng, cần thiết cho con người luôn sống hoà đồng với mọi người vì người khiêm tốn luôn sống hào nhã luôn tự cho mình chưa tốt hơn người khác,

không tự đề cao bản thân, không kiêu ngạo cho dù mình đã làm rất tốt. Và sự thành công đó sẽ là động lực thúc đẩy thành công hơn nữa.

+ Người khiêm tốn luôn tự có ý thứ học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kĩ năng cho bản thân

+ Khiêm tốn sẽ giúp con người bình tĩnh hơn trong giao tiếp, ứng xử. Họ sẽ biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến để nhận ra thiếu sót của bản thân từ đó sẽ tự hoàn thiện bản thân hơn.

+ Người có lòng khiêm tốn luôn được mọi người trân trọng và yêu mến.

(Dẫn chứng) - Mở rộng vấn đề:

+ Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng còn có không ít những người không khiêm tốn mà luôn tự khoe khoang, tự cao, tự đại, phô trương về bản thân mình, coi thường người khác. Những người đó sẽ luôn nhận được sự thất bại thảm hại, sự chế giễu coi thường của mọi người xung quanh. ( dẫn chứng)

+ Khiêm tốn không đồng nghĩa với với tự ti. Bởi vì khiêm tốn và tự ti đều cho mình kém cỏi hơn người khác nhưng khiêm tốn lấy đó làm động lực vươn tới thành công còn tự ti là con người mặc cảm, bi quan, chán nản thiếu ý thức phấn đấu vươn lên để rồi kém cỏi ngày càng kém cỏi hơn.

Một phần của tài liệu Dàn ý bài văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10 - Giáo viên Việt Nam (Trang 27 - 28)