Nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ (Trang 36)

- Với sáng kiến kinh nghiệm này có thể dùng cho tất cả các giáo viên dạy môn Hóa học ở cấp THCS tham khảo trong quá trình giảng dạy, nhằm khắc sâu nội dung bài học, phát huy tính sáng tạo ở học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy đại trà và mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu dạy học theo tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề, dạy học theo mô hình trường học mới. - Đề tài hướng tới mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đáp ứng bốn trụ cột chính: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình hay học để làm người.

PHẦN KẾT LUẬN I . Những bài học kinh nghiệm

- Trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy rằng giờ học nào học sinh được luyện tập nhiều thì giờ học đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách vững vàng, trong giờ bài tập nếu chú trọng rèn tốt tư duy cho học sinh thì các em sẽ hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố hệ thống hoá, mở rộng nâng cao kiến thức đồng thời các kỹ năng cũng được rèn tốt hơn.

- Phát triển tư duy cho học sinh thông qua bài tập hoá học đã góp phần nâng cao chất lượng học tập; giúp học sinh yêu thích bộ môn; tạo được hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức mới; phát huy được khả năng tự học, tự tìm tòi; tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh tri thức; hình thành kỹ năng, kỹ xảo; góp phần rất tích cực vào việc hình thành nhân cách cho học sinh. Tóm lại phát triển tư duy cho học sinh thông qua các dạng bài tập hoá học đã trang bị cho các em tính chủ động, sáng tạo, niềm tin, ý chí quyết tâm, luôn đạt được mục đích.

- Mặt khác rèn luyện được kỹ năng này cho học sinh sẽ là động lực giúp cho giáo viên năng động sáng tạo; luôn trăn trở tìm ra cái mới đáp ứng được yêu cầu dạy - học của thời đại; nâng cao trình độ chuyên môn là tự học, tự bồi dưỡng.

II. Những kiến nghị đề xuất

Vì nội dung trình bày trên mới chỉ mang tính chất cá nhân. Vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp. Qua đây tôi xin mạnh dạn có một số đề nghị sau:

- Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có giờ dạy minh hoạ hoặc bằng băng đĩa hình để giáo viên tham gia trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hoá chất, đồ dùng dạy - học cho giáo viên - học sinh. Yêu cầu đồ dùng, thiết bị, hoá chất có chất lượng.

- Ngoài việc tổ chức kì thi giáo viên dạy giỏi, nên tổ chức khảo sát năng lực chuyên môn của giáo viên thường xuyên, giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Tôi muốn được tham khảo những sáng kiến của đồng nghiệp để áp dụng cho bản thân với mục đích nâng cao chất lượng dạy - học.

Hà Tĩnh, ngày 30 tháng 3 năm 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa hóa học 9 - BGD & ĐT

Lê Xuân Trọng - Cao Thị Thặng - Ngô Văn Thụ 2. Sách giáo viên hóa học 9 – Bộ GD & ĐT

3. Bài tập nâng cao hoá học 9 (2006), NXBGD, Hà Nội

Nguyễn Xuân Trường 4. Bài tập trắc nghiệm hoá học 9 (2003), NXB - GD, Hà Nội

Lê Xuân Trọng

5. Bài tập nâng cao Hoá 9 (2001), NXBGD, Hà Nội Lê Xuân Trọng 6. Bài tập hoá học 9(1997), NXBGD Hà Nội Đinh Thị Hồng 7. Rèn kỹ năng giải toán hoá học 9 (1999), NXBGD, Hà Nội Ngô Ngọc An 8. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 – THCS (2004), NXB ĐHSP Ngô Ngọc An 9. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (2003), NXB ĐHSP Hà Nội Trần Bá Hoành 10. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hoá học (2003), NXB ĐHSP Hà Nội Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương 11. Phương pháp dạy bài tập hoá học (1993), TLBDTX, NXBGD

Vũ Văn Lục 12. Hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học ở trường trung học cơ sở, Sách BDTX chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên THCS, NX BGD (1999)

Cao Thị Thặng 13. Bài tập hoá học ở trường phổ thông (2003), NXB ĐHSP

Nguyễn Xuân Trường 14. Bồi dưỡng hóa học trung học cơ sở (2005), NXBGD

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Các dạng bài tập cơ bản của dung dịch bazơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w