Chiến lược huy động vốn ODA

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 27 - 28)

2. Tình hình quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt

1.1. Chiến lược huy động vốn ODA

Sau 20 năm tiếp nhận dòng vốn ODA lớn và tương đối là ổn định từ các nhà tài trợ quốc tế, tỷ trọng vốn ODA trong tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam đang giảm dần và hiến chiếm chưa đến 2% GDP tính đến năm 2018. Tuy nhiên, các cơ quan hoạch định chính sách bắt đầu cảnh báo, bên cạnh những mặt hàng tích cực, ODA và vốn vay ưu đãi cũng đang dần hé lộ những mặt hạn chế nhất định.

Chiến lược huy động vốn ODA để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới thể hiện qua các văn kiện mà Đại hội Đại biểu toàn quốc, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng qua các kỳ đề ra. Cụ thể:

• Giai đoạn 1991-1995: Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã xác định nhiệm vụ huy động vốn nước ngoài như sau: “Tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức thu hút vốn nước ngoài; tranh thủ viện trợ và vay dài hạn lãi suất thấp. các doanh nghiệp trong nước có thể vay vốn nước ngoài để tự đầu tư với điều kiện đảm bảo chắc chắn việc trả nợ, tranh thủ công nghệ tiên tiến”

• Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020”. Đây là văn kiện mang tính chiến lược, thể hiện chủ trương, chính sách thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong bối cảnh quan hệ hợp tác phát triển có nhiều thay đổi sau khi Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

• Ngày 25/5/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 56/2020/NĐ-CP “Về quản lý và sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn vay ưu đãi của nhà

tài trợ nước ngoài”. Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền (nhà tài trợ nước ngoài) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w