Xuất kế hoạch khai thác và sử dụng nƣớc bền vững

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở phương pháp luận để đánh giá và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước mặt khu vực đồng bằng sông cửu long trường hợp nghiên cứu sông cần thơ tt (Trang 26 - 28)

và sử dụng nƣớc bền vững 9. Tính toán cân bằng nƣớc cho kịch bản tƣơng lai 3. Xác định nhu cầu nƣớc theo kịch bản nền

Thu mẫu, phân tích, quan trắc các thông số CLN, phỏng vấn 1. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc giai đoạn nghiên cứu 2. Đánh giá trữ lƣợng nƣớc và chất lƣợng nƣớc theo kịch bản nền Số liệu dân số, KT- XH, nhu cầu nước, tỉ lệ cấp nước theo kịch bản nền và tương lai (số liệu quy hoạch phát triển

KT-XH) Chỉ số chất lượng nước WQI Thu thập số liệu lưu lượng và mực nước (Q, h) theo kịch bản nền và kịch bản tương lai 6. Đánh giá trữ lƣợng nƣớc theo kịch bản tƣơng lai 5. Tính toán cân bằng nƣớc cho kịch bản nền 7. Xác định nhu cầu nƣớc theo kịch bản tƣơng lai 4. Tính tải lƣợng ô nhiễm và khả năng chịu tải theo kịch

25

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết Luận 4.1 Kết Luận

Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã xây dựng được quy trình cơ sở phương pháp luận để đánh giá và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước mặt cho khu vực sông ĐBSCL, quy trình là sơ đồ cụ thể gồm 10 bước như sau:

Bước 1: Đánh giá hiện trạng diễn biến chất lượng nước mặt.

Bước 2: Đánh giá trữ lượng nước và chất lượng nước theo kịch bản nền.

Bước 3: Xác định nhu cầu nước theo kịch bản nền Bước 4. Tính tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải theo kịch bản nền.

Bước 5: Tính toán cân bằng nước cho kịch bản nền Bước 6: Đánh giá trữ lượng nước theo kịch bản tương lai Bước 7: Xác định nhu cầu nước theo kịch bản tương lai Bước 8: Tính tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải theo kịch bản tương lai

Bước 9: Tính toán cân bằng nước cho kịch bản tương lai Bước 10: Đề xuất kế hoạch khai thác và sử dụng nước bền vững tài nguyên nước mặt

Quy trình này đã được áp dụng thử nghiệm trên sông Cần Thơ qua giai đoạn 10 năm từ 2010 dến 2019 và kịch bản tương lai giai đoạn 2030-2050.

Đối với Sông Cần Thơ, kết quả cho thấy trong hiện tại, chất lượng nước có cải thiện rõ rệt qua các năm từ 2010- 2019. Về khả năng tự làm sạch (mức độ tiếp nhận nước thải) của khu vực nghiên cứu với các kịch bản hiện tại và kịch bản phát triển tương lai 2030-2050 cho thấy sông Cần Thơ vẫn có thể đáp ứng được về mặt trữ lượng cho các nhà máy cấp nước và lượng nước phục vụ cho nông nghiệp trong điều kiện giả định của các kịch bản nghiên cứu. Tuy nhiên, về mặt chất lượng nước cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho từng mục đích sử dụng và hiện tại sông Cần Thơ không còn khả năng chịu tải với nước thải chứa

26

các thông số BOD, COD và NH4+. Đồng thời nghiên cứu

đã ứng dụng và đánh giá các ưu điểm của công thức đánh giá chất lượng nước VN-WQI mới theo quyết định 1460/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm đánh giá được nhóm thông số chất hữu cơ, nhóm kim loại nặng và bộ trọng số của từng WQI thành phần cho khu vực nghiên cứu.”

Sau khi áp dụng thử nghiệm, đề tài đã đưa ra phương pháp tiếp cận mới với các nhược điểm đã được khắc phục, qua đó đúc kết và rút ra các ưu điểm để điều chỉnh quy trình xây dựng cơ sở phương pháp luận để đánh giá và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông Cần Thơ để có thể đề xuất ứng dụng rộng ra cho các nhánh sông khác ở khu vực ĐBSCL.

5.2 Đề xuất

Nghiên cứu đã gặp phải vấn đề hạn chế về kinh phí, thời gian và nhân lực trong quá trình khảo sát và phân tích số liệu,...Do vậy, kết quả mới dừng lại ở việc dự đoán chất lượng nước trong tương lai không đạt theo Quy chuẩn chứ chưa chi tiết đến từng thông số chất lượng nước . Nếu có các nghiên cứu tiếp theo, tác giả đề xuất thu thập, phân tích thêm các số liệu về địa hình và dòng chảy phục vụ cho việc kiểm định và hiệu chỉnh các mô hình thủy lực ở khu vực nghiên cứu và dự báo chi tiết hơn chất lượng nước trong tương lai. Điều này sẽ giúp cho việc ứng dụng các mô hình thủy lực để có thể dự báo được chính xác hơn các kịch bản đầu vào cho mô hình WEAP.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở phương pháp luận để đánh giá và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước mặt khu vực đồng bằng sông cửu long trường hợp nghiên cứu sông cần thơ tt (Trang 26 - 28)