Khai thác thế mạnh về nông lâ m ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn địa lý 2017 (Trang 138 - 139)

C. ĐÁP ÁN 1 B 2 A 3 B 4 A 5 D 6 B

2.Khai thác thế mạnh về nông lâ m ngư nghiệp

đầy đủ các dạng địa hình đồi núi - trung du - đồng bằng - ven biển và biển đảo, vì thế có thể hình thành và phát triển mô hình kinh tế kết hợp nông - lâm (ở trung du, miền núi), nông - ngư (ở đồng bằng ven biển). Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư sẽ tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ; phát triển mô hình kinh tế nông - lâm – ngư sẽ cho phép khai thác hợp lí thế mạnh về tài nguyên rừng, bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ dòng chảy của sông ngòi…

Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp:

Diện tích rừng của vùng 2,46 triệu ha (20% diện tích rừng cả nước); độ che phủ 47,8% (2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên, trong rừng còn nhiều gỗ và các loài chim thú quí, rừng giàu chỉ còn ở vùng núi cao giáp biên giới Việt – Lào, nhiều nhất là Nghệ An, Quảng Bình và Thanh Hóa. Trong cơ cấu: rừng sản xuất chỉ chiếm 34,0%, rừng phòng hộ là 50,0% và rừng đặc dụng 16,0%

Vấn đề khai thác hợp lí, phát triển vốn rừng sẽ giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen động - thực vật quí hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt; Đối với rừng phòng hộ ven biển có tác dụng chắn gió, cát lấn sâu vào đất liền

Khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp:

Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn. Đàn trâu 75,0 vạn con (chiếm trên 20% đàn trâu cả nước), đàn bò 1,1 triệu con (25% cả nước).

Có dải đất đỏ ba dan kéo dài từ Phủ Quì vào Quảng Trị thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cà phê ở Nghệ An, Quảng Trị; hồ tiêu, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An)

Ở vùng đồng bằng, chủ yếu là đất cát pha thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, thuốc lá,...) ít thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và vùng thâm canh lúa.

Phát triển kinh tế biển:

Vùng không có các bãi cá lớn, nhưng nghề cá cũng rất phát triển (Nghệ An là tỉnh trọng điểm về nghề cá của vùng); Tàu thuyền đánh bắt hải sản có công suất nhỏ, chủ yếu đánh bắt ven bờ đã làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm rõ rệt; Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn đang được phát triển.

Ven biển có nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng các cảng biển, thuận lợi để trao đổi, giao lưu với bên ngoài

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn địa lý 2017 (Trang 138 - 139)