CHỦ ĐỀ III – HỆSINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hổ trợ hoặc đối kháng giữa các lor (Trang 30 - 39)

III.1 : HỆ SINH THÁI

Câu 1.Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái ? A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ C. Tháp sinh khối lượng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ

D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng

Câu 2.Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là

A. Loài chủ chốt B. Loài ưu thế C. Loài đặc trưng D. Loài ngẫu nhiên

Câu 3.Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. Châu chấu và sâu B. Rắn hổ mang

C. Chim chích và ếch xanh D. Rắn hổ mang và chim chích

Câu 4.Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống

thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh B. Làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái

C. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài D. Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt

Câu 5.Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở

A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng

C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng.

Câu 6.Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu,

được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hệ sinh thái nông nghiệp. B. Hệ sinh thái biển.

C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Câu7.Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào?

A. Chu trình nitơ. B. Chu trình cacbon. C. Chu trình photpho. D. Chu trình nước.

Câu 8.Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. B. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã

Câu 9.Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ

A. sinh vật phân huỷ. B. sinh vật sản xuất.

C. sinh vật sản xuất và sinh vật phân huỷ. D. sinh vật tiêu thụ.

Câu 10.Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất là

Câu 11.Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A. Rừng trồng. B. Hồ nuôi cá. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng

ruộng.

Câu 12.Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường là

A. vi khuẩn hoại sinh và nấm. B. động vật ăn thịt.

C. động vật ăn thực vật. D. thực vật.

Câu 13.Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá từ môi trường vào quần xã sinh vật trong hệ sinh thái.

B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị tiêu hao (chủ yếu qua hô hấp) giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. D. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Câu 14.Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái

A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn

C.Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 15.Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây?

A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Động vật đa bào.

C. Vi khuẩn cố định nitơ. D. Cây họ đậu

Câu 16.Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh

dưỡng?

A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.

B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể. C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...).

D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...).

Câu 17.Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là

A. sinh vật tiêu thụ cấp II. B. sinh vật sản xuất.

C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ cấp I.

Câu 18.Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là

A. sinh vật phân huỷ B. động vật ăn thịt

C. động vật ăn thực vật D. sinh vật sản xuất

Câu 19.Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

Câu 20.Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò

A. Chuyển hóa NO2- thành NO3- B.  Chuyển hóa N2 thành NH4+

C. Chuyển hóa NO3- thành NH4+  D.Chuyển hóa NH4+ thành NO3-

Câu 21.Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so hệ sinh thái tự nhiên.

D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

A.Các yếu tố hữu cơ và các yếu tố vô cơ C. Các sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải

B. Thành phần vô sinh và các sinh vật D. Các sinh vật và các yếu tố khí hậu.

Câu 23.Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng ? A.Giun và sâu bọ là động vật nhưng cũng được xem là sinh vật phân giải

B.Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. C.Chỉ có động vật ăn thịt mới được xem là sinh vật tiêu thụ.

D.Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

Câu 24.Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo ?

A.Hệ sinh thái rạn san hô. C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

B.Hệ sinh thái rừng ngập mặn trồng ven biển Quảng Ninh. D. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới.

Câu 25.Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây đúng ? A.Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

B.Tất cả các loài động vật vừa được xem là sinh vật tiêu thụ vừa được xem là sinh vật phân giải. C.Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

D.Sâu bọ là sinh vật phân giải, không được xem là sinh vật tiêu thụ.

Câu 26.Nhận định nào sau đây không đúng khi nhận xét về thành phần của hệ sinh thái ? A.Sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

B.Giun và sâu bọ vừa được xem là sinh vật tiêu thụ, vừa được xem là sinh vật phân giải. C.Chỉ có thực vật mới được xem là sinh vật tự dưỡng.

D.Cấu trúc của hệ sinh thái gồm thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh.

Câu 27.Kiểu hệ sinh thái có đặc điểm : năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung

cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế là :

A.Hệ sinh thái nông nghiệp. C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. B.Hệ sinh thái biển. D. Hệ sinh thái thành phố.

Câu 28. Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô tạo nên và chứa trong các mô:

A. thực vật B. động vật ăn cỏ C. động vật ăn thịt D. vi sinh vật phân

hủy

Câu 29.Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo: A. đều có hiệu suất sản xuất cao

B. đều thực hiện một chu trình sinh học đầy đủ C. đều hình thành bằng qui luật tự nhiên

D. đều đa dạng và có thành phần cấu trúc giống nhau

III.2: TRAO ĐỔI CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

Câu 1.Trong chuỗi thức ăn, một mắc xích vừa có …… là mắc xích phía trước, vừa là …. của mắc xịch

phía sau. Dấu ……. là gì ?

A.Điểm khởi đầu. B. điểm kết thúc.C. Nguồn thức ăn D. Điểm tựa.

Câu 2.Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A.Mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã.

B.Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. C.Vai trò của các loài sinh vật trong quần xã.

D. Mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã.

Câu 3.Trong hệ sinh thái có các chuỗi thức ăn nào ?

A.Chuỗi thức ăn có đầy đủ các loại SV và chuỗi thức không chứa đủ tất cả các sinh vật. B.Chuỗi thức ăn trên cạn và chuỗi thức ăn dưới nước.

C.Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã SV. D.Chuỗi thức ăn phức tạp và chuỗi thức ăn đơn giản.

Câu 4.Cho chuỗi thức ăn : Tảo lục đơn bào → tôm → cá rô → chim bói cá. Chuỗi thức ăn này được mở đầu bằng :

A.Sinh vật phân giải chất hữu cơ. C. Sinh vật hoá tự dưỡng. B.Sinh vật dị dưỡng. D. Sinh vật tự dưỡng.

Câu 5.Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc hai là :

A.Rắn hổ mang C. Rắn hổ mang và chim chích. B.Châu chấu và sâu D. Chim chích và ếch xanh.

Câu 6.Cho chuỗi thức ăn : Tảo lục đơn bào  tôm  cá rô  chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này tôm thuộc bậc dinh dưỡng :

A.Cấp 4. B. Cấp 2. C. Cấp 1 D. Cấp 3

Câu 7.Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc về : A.Bậc dinh dưỡng 3. C. Bậc dinh dưỡng 1. B.Bậc dinh dưỡng 2. D. Bậc dinh dưỡng 4

Câu 8.Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô  sâu ăn lá ngô  nhái  rắn hổ mang  Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ

A.Bậc 2 B. Bậc 4 C. Bậc 3 D. Bậc 5

Câu 9.Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện

tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng ?

A.Tháp sinh khối B. Tháp số lượng C. Tháp sinh thái D. Tháp năng lượng

Câu 10.Trong các loại tháp sinh thái, tháp nào có tính ưu việT nhất (hoàn thiện nhất – hoàn chỉnh nhất) ? A.Tháp sinh khối. B. Tháp số lượng. C. Tháp năng lượng. D. Tháp tuổi.

Câu 11.Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được thông tin nào sau đây ? A.Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng.

B.Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C.Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 12.Tháp số lượng được xây dựng dựa trên :

A.Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C.Số lượng cá thể của cả một quần thể trong một đơn vị diện tích.

D.Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 13.Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái ? A.Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. B.Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. C.Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

D.Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

Câu 14.Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác. B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá.

C. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá. D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá.

Câu 15.Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá.

Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng

A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3.

Câu 16.Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái

theo dạng hình tháp do

A. SV thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn.

B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.

C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần.

D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.

Câu 17.Lưới thức ăn là

A. nhiều chuỗi thức ăn có một mắc xích chung

B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm nhiều chuổi thức ăn có một số loài giống nhau

Câu 18.Trong chuỗi thức ăn cỏ  cá  vịt  trứng vịt  người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là

A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng.

Câu 19.Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn A. được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và giảm dần.

B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt.

C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn. D. được sử dụng tối thiểu 2 lần.

Câu 20.Sơ đồ nào sau đây không mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá → diều hâu.

B. Lúa → cỏ → ếch đồng → chuột đồng → cá. C. Cỏ → thỏ → mèo rừng.

D. Rau → sâu ăn rau → chim ăn sâu → diều hâu.

Câu 21.Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn

A. năng lượng của các bậc dinh dưỡng. B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng.

C. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng.

D. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng

Câu22.Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là

A. sinh vật tiêu thụ bậc ba. B. sinh vật tiêu thụ bậc một. C. sinh vật tiêu thụ bậc hai. D. sinh vật sản xuất.

III.3 :CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA & SINH QUYỂN

Câu 1.Chu trình sinh điạ hóa là con đường tuần hoàn vật chất : A.Giữa quần thể sinh vật với môi trường.

C.Từ môi trường vào cơ thể sinh vật và trở lại môi trường.

B.Giữa hệ sinh thái với môi trường. D. Trong nội bộ quần xã sinh vật.

Câu 2.Vật chất trong chu trình được sinh vật sử dụng

A.Hai lần B. Lặp đi lặp lai nhiều lần C. Một lần D. Ba lần

Câu 3.Chu trình cacbon trong sinh quyển :

A.Là quá trình tái sinh một phần năng lượng trong hệ sinh thái. B.Có liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.

C.Là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. D.Là quá trình tái sinh một phần vật chất trong hệ sinh thái.

Câu 4.Nồng độ CO2 tăng cao không dẫn đến hiện tượng nào sau đây ? A.Trái đất ấm dần. C. Hiệu suất quang hợp tăng. B.Băng tan ở hai cực. D. Nước biển dâng cao

Câu 5.Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là :

A.Lượng khí CO2 thải vào không khí giảm đi. C. Lượng khí O2 thải vào không khí tăng lên. B.Lượng khí O2 thải vào không khí giảm đi. D. Lượng khí CO2 thải vào không khí tăng lên.

Câu 6.Chu trình cac bon là chu trình

A. phát thải khí CO2 trong bầu khí quyển gây hiên tượng hiệu ứng nhà kính

B. luân chuyển của cacbon từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật và từ sinh vật trở lại môi trường. C. tuần hoàn toàn bộ các hợp chất cacbon trong tự nhiên. D. Lắng đọng các hợp chất cacbon trong tự nhiên.

Câu 7.Các muối amon và nitrat được hình thành trong tự nhiên chủ yếu bằng con đường

A. hóa học B. sinh học C. vật lý D. hóa học và sinh học.

Một phần của tài liệu hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hổ trợ hoặc đối kháng giữa các lor (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w