KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN hợp ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY đổi cơ bản THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY tt (Trang 25 - 27)

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản lần đầu tiên được ghi nhận minh thị trong BLDS năm 2015. Bộ luật này mới có hiệu lực từ 01/01/2017 cho nên vẫn còn nhiều vướng mắc cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc giao lưu thương mại giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam với các cá nhân, pháp nhân nước ngoài thậm chí giữa các quốc gia với nhau ngày càng phổ biến, ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, bối cảnh chính trị - xã hội trên bình diện quốc tế luôn chứa đựng những diễn biến khó lường. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện quy định mới ở Việt Nam, mà cụ thể ở đây là quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là cần thiết. Bằng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu lịch sử và so sánh, luận án đã giải quyết các vấn đề sau:

1. Luận án đã làm rõ thế nào là thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và nghiên cứu các học thuyết cho thấy sự ra đời của quy định bắt đầu từ việc miễn trách nhiệm thực hiện lời hứa liên quan đến vấn đề đạo đức và phát triển thành vấn đề pháp lý. Việc ghi nhận xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, đó là nguyên tắc công bằng, nguyên tắc pacta sunt survanda, nguyên tắc thiện chí, trung thực. Nội dung của điều khoản đề cập đến điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đàm phán lại, cơ chế giải quyết khi đàm phán không thành và việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Từ các vấn đề lý luận

23

đó cho thấy hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã xuất hiện từ rất lâu và hiện diện ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, việc chấp nhận nó trong luật thành văn hay trong án lệ còn có nhiều quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược ở mỗi giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các quốc gia đều quy định điều khoản này trong luật hợp đồng hoặc án lệ với nhận thức khá thống nhất rằng đây là ngoại lệ của nguyên tắc pacta sunt survanda với những điều kiện xác định hết sức nghiêm ngặt.

2. Luận án phân tích các quy định của BLDS năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trên cơ sở so sánh với Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu và quy định của một số quốc gia điển hình. Nhìn chung, quy định của pháp luật Việt Nam khá tương đồng với các quy định của các bộ “luật mềm” cũng như các quốc gia tiên tiến trên thế giới mà chủ yếu là các nước theo truyền thống pháp luật Civil law. Theo đó, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản bao gồm các nội dung là điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đàm phán lại và hệ quả khi đàm phán không thành. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật như chưa làm rõ thế nào là hoàn cảnh của hợp đồng, thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản; các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn chung chung, khó xác định do quy định mang tính định tính cần phải được giải thích, hướng dẫn để thống nhất trong nhận thức; quy định về đàm phán lại chưa rõ ràng; quy định về hệ quả khi đàm phán không thành còn gây nhiều cách hiểu khác nhau...

3. Thông qua việc nghiên cứu một số tình huống thực tế và các bản án cụ thể, luận án phân tích, bình luận các vấn đề như hiểu thế nào là hoàn cảnh, hoàn cảnh thay đổi so với cái gì, có phải đó là hoàn cảnh thay đổi cơ bản không. Qua đó cho thấy, các bên trong hợp đồng còn chưa hiểu rõ về các điều kiện của hoàn cảnh thay đổi nên đề nghị mang tính cảm tính. Ngay cả Tòa án cũng lúng túng trong việc xác định hoàn cảnh là gì và

24

cũng chưa quan tâm đến thủ tục đàm phán lại. Việc xác định các yếu tố như hoàn cảnh khách quan, tính lường trước... trên thực tế cũng khó đánh giá. Điều này cho thấy việc xác định hoàn cảnh thay đổi cần có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể hơn. Qua phần bình luận tình huống, luận án phân tích, đánh giá cách xác định các yếu tố của hoàn cảnh thay đổi trong từng trường hợp cụ thể.

4. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành, luận án đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoàn cảnh thay đổi mang tính tổng thể trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quy định tiên tiến trên thế giới, phù hợp với quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0. Trên cơ sở đó, NCS đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật, cụ thể như sau: (i) bổ sung khái niệm hoàn cảnh hợp đồng (ii) giải thích thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản; (iii) hoàn thiện về điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản; (iv) Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ đàm phán lại; (v) hoàn thiện về hệ quả khi đàm phán không thành; (vi) một số kiến nghị khác. Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật như nâng tầm đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho đội ngũ doanh nhân cũng cần được chú trọng.

Có thể nói, luận án đã bổ sung, hoàn thiện các vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; phân tích một cách có hệ thống thực trạng pháp luật trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các bộ nguyên tắc về hợp đồng cũng như pháp luật của các quốc gia tiên tiến; tiếp cận thực tiễn trên cơ sở phân tích các tình huống thực tế để làm rõ các yếu tố nhận diện hoàn cảnh thay đổi cơ bản làm căn cứ cho việc nhận thức thống nhất pháp luật. Trên cơ sở đó, luận án đã đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật và từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành về thực hiện hợp đồng hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN hợp ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY đổi cơ bản THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY tt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)