BÀI TẬP ÁP DỤNG.

Một phần của tài liệu Tải Sáng kiến kinh nghiệm - Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học - Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh lớp 9 (Trang 26 - 31)

Bài 1. Ở cây cà chua, màu quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn, màu quả

vàng là tính trạng lặn.

a. Khi đem thụ phấn hai cây cà chua thuần chủng quả màu đỏ và quả màu vàng thì F1 và F2 sẽ như thế nào?

b. Nếu đem những cây cà chua quả màu vàng thụ phấn với nhau thì ở đời con sẽ có kiểu hình như thế nào? Tỉ lệ là bao nhiêu?

GIẢIa. Xác định kết quả ở F1 và F2 : a. Xác định kết quả ở F1 và F2 :

*Qui ước gen:

- Gọi A là gen qui định tính trạng màu quả đỏ. - Gọi a là gen qui định tính trạng màu quả vàng.

*Xác định kiểu gen:

- Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA - Cây cà chua quả vàng thuần chủng có kiểu gen aa. *Sơ đồ lai: P. AA (quả đỏ) x aa (quả vàng) GP A a F1 Aa ( 100% quả đỏ). F1xF1 Aa ( quả đỏ) x Aa ( quả đỏ) GF1 A,a A,a F2 1AA : 2Aa : 1aa

Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng.

b. Xác định kiểu gen:

Quả vàng là tính trạng lặn nên có kiểu gen aa. Sơ đồ lai:

P. aa (quả vàng) x aa (quả vàng) GP a a

F1 aa ( 100% quả vàng).

Bài 2. Ở ruồi giấm gen trội V qui định cánh dài và gen lặn v qui định cánh

ngắn.

Trong một phép lai giữa một cặp ruồi giấm, người ta thu được ở con lai có 84 con cánh dài và 27 con cánh ngắn.

Xác định kiểu gen và kiểu hình của cặp bố mẹ đem lai và lập sơ đồ lai.

GIẢI

(84 cánh dài) : (27 cánh ngắn) Xấp xỉ (3 cánh dài) : (1 cánh ngắn).

Kết quả lai tuân theo định luật phân tính của Menđen, chứng tỏ cặp bố mẹ đem lai đều có kiểu gen dị hợp tử Vv và kiểu hình cánh dài.

Sơ đồ lai:

P. Vv (cánh dài) x Vv (cánh dài) GP V,v V,v

F1 1VV : 2Vv : 1vv

Tỉ lệ kiểu hình F1: 3 cánh dài : 1 cánh ngắn.

Bài 3. Một bò cái không sừng (1) giao phối với bò đực có sừng (2), năm

đầu đẻ được một bê có sừng (3) và năm sau đẻ được một bê không sừng (4). Con bê không sừng nói trên lớp lên giao phối với một bò đực không sừng (5) đẻ được một bê có sừng ( 6).

a. Xác định tính trội, tính lặn

b. Xác định kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên. c. Lập sơ đồ lai minh hoạ.

GIẢI a. Xác định tính trội, tính lặn: a. Xác định tính trội, tính lặn:

Xét phép lai giữa con bê không sừng (4) khi nó lớn lên với con bò đực không sừng (5). Ta có:

(4) không sừng x (5) không sừng → con là (6) có sừng.

Bố mẹ đều không có sừng sinh ra con có sừng. suy ra không sừng là tính trạng trội so với có sừng.

b. Kiểu gen của mỗi cá thể:

Cái (1) x Đực (2) Không sừng Có sừng Bê (3) Bê ( 4) x Bò đực (5) Có sừng Không sừng Không sừng Bê (6) Có sừng Qui ước gen: gen A qui định không sừng

gen a qui định có sừng.

Bò cái P không sừng (1) là A_ lại sinh được con bê (3) có sừng.Vậy bê (3) có kiểu gen là aa và bò cái (1) tạo được giao tử a; nên (1) có kiểu gen Aa.

Bò đực P có sừng (2) có kiểu gen là aa.

Bê (4) không sừng nhưng lớn lên giao phối với bò đực (5) không sừng đẻ ra bê (6) có sừng. Suy ra bê (6) có sừng có kiểu gen aa, còn (4) và (5) đều tạo được giao tử a. Vậy (4) và (5) đều có kiểu gen Aa.

Tóm lại, kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên là: - Bò cái không sừng (1) : Aa - Bò đực có sừng (2) : aa - Bê có sừng ( 3) : aa - Bê không sừng (4) : Aa - Bê không sừng (5) : Aa - Bò có sừng (6) : aa.

* Sơ đồ lai từ P đến F1:

P. Cái không sừng x Đực có sừng

Aa aa

GP A,a a F1 1Aa : 1aa

Tỉ lệ kiểu hình: 1 bê có sừng : 1 bê không sừng. * Sơ đồ lai từ F1 đến F2 :

Bê F1 không sừng lớn lên giao phối với bò đực không sừng.

F1 Aa x Aa GF1 A, a A,a F2 1AA : 2 Aa : 1aa

Tỉ lệ kiểu hình F2 : 3 không sừng : 1 có sừng. F2 chỉ xuất hiện aa (có sừng).

B. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG - ĐỊNH LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP.I. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: I. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Nội dung định luật phân li độc lập:

Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của các cặp tính trạng khác.

2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập:

- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về các cặp tính trạng đem lai - Mỗi gen qui định một tính trạng

- Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn

- Các gen phải nằm trên các NST khác nhau.

Một phần của tài liệu Tải Sáng kiến kinh nghiệm - Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học - Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh lớp 9 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w