dẫn đến quá trình đổi mới thương mại ở VN. Nội dung quá trình chuyển đổi thương mại và đặc trưng cơ bản của thương mại VN khi chuyển sang cơ chế thị trường.
TM từ năm 1975 đến trước đổi mới 1986
- TM về cơ bản giữ các đặc điểm trên, vì cả nước thống nhất mô hình thương mại như Miền Bắc và công cuộc cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh cùng với xây dựng TNQD, HTXMB theo con đường XHCN như Miền Bắc trước đây.
+ Ở Miền Bắc vẫn duy trì hệ thống phân phối đã có, đồng thời phải tăng viện cho Miền Nam để thực hiện cải tạo XHCN cùng với công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh. - Tuy nhiên, xuất hiện một số đặc điểm mới của bối cảnh liên quan TM: Tiếp quản một
lượng lớn cơ sở hạ tầng thương mại (tiến bộ) ở Miền Nam (mà Miền Bắc không có được); quan hệ kinh tế thương mại với các nước được mở rộng hơn (gồm cả các nước TBCN, không còn bó hẹp quan hệ buôn bán ở hệ thống XHCN); cải tạo XHCN đối với tiểu thương không thể triệt để được do cơ chế KHH tập trung và bao cấp có những tồn tại, cũng như xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân trên thé giới.
- Thương mại là một hệ thống khép kín, vận hành theo mệnh lệnh hành chính, tư duy ý chí của nhà nước, chồng lẫn trách nhiệm quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước với quản lý hoạt động phân phối của doanh nghiệp. Những năm đầu của thập niên 80, đã bắt đầu xuất hiện các yếu tố mới về tư duy như thừa nhận vai trò của thị trường, thị trường là căn cứ, đối tượng và là công cụ bổ xung cho kế hoạch, thừa nhận các lực lượng tư nhân, những người buôn bán nhỏ, những hộ gia đình tham gia thị trường.
+ Về cơ bản: bên cạnh những thành tựu đối với việc phục vụ sản xuất và đời sống trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cung không kịp cầu, nhưng trong giai đoạn này do tư duy chủ đạo vẫn có sự đối lập kinh tế KHH tập trung với kinh tế thị trường, đối lập kinh tế quốc doanh với kinh tế tư nhận, kinh tế XHCN với TBCN hoặc thiếu niềm tin vào nền kinh tế và các chủ thể chủ yếu của nền kinh tế đó dẫn đến không thừa nhận thị trường, không tôn trọng thương nhân, không cho rằng hoạt động phân phối là kinh doanh vì lợi nhuận, phạm vi hàng hóa lưu thông bị giới hạn, nhà nước vẫn làm thay vai trò của thị trường, điều hành kinh tế, thương mại theo nguyên tắc tập trung cao độ lại khép kín nên bộc lộ nhiều hạn chế, nhược điểm. Thêm vào đó là bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi lớn, hệ thống XHCN gặp khó khăn, suy thoái, kinh tế trong nước có dấu hiệu lạm phát cao, bất
ổn dẫn đến tất yếu phải đổi mới kinh tế và thương mại Việt Nam năm 1986.
(Thiếu ý sau chưa tìm thấy)