Các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 30 - 34)

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển

2.5. Các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý

lý vốn ODA

✓ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan.

✓ Việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải được xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển, phải bám sát các mục tiêu của chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2016 - 2020, đảm bảo các chỉ số nợ công, nợ chính phủ và mức bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép.

✓ Khuyến khích sự phân công lao động và bổ trợ giữa các nhà tài trợ trong việc cung cấp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong khuôn khổ các chương trình hợp tác phát triển chung, đồng tài trợ theo ngành, lĩnh vực và địa bàn lãnh thổ.

✓ Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định

của pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

3. Kiến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA

Một, Chính phủ cần nâng cao năng lực giám sát kiểm soát nguồn vốn hay nguồn tài trợ đi vào trong nước, nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA. Từ đó mới có thể huy động, sử dụng nguồn vốn ODA một cách hợp lý.

Hai, sử dụng vốn ODA có chọn lọc, phù hợp và phải kết hợp hài hòa nguồn vốn ODA với các nguồn đầu tư và nguồn tài trợ quốc tế khác để phát triển kinh tế- xã hội.

Ba, cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA

Bốn, xây dựng kếhoạch hợp lý, giảm dần ODA với thời gian trảnợngắn và gắn với điều kiện chặt chẽ; tăng cường theo dõi và quản lý nguồn vốn ODA.

Năm, mởrộng diện thụ hưởng ODA tới khu vực tư nhân đểthực hiện các chươngtrình và dự án phục vụ các lợi ích công cộng.

KẾT LUẬN

Các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án ODA vào phục vụ cho sự phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực: kết cấu hạ tầng, giao

thông, vận tải, cấp nước, thoát nước, môi trường… Vì thu hút được lượng lớn nguồn

tài trợ nên việc quản lý vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với nước ta đã trở thành một vấn đề cấp thiết và cần một hướng đi đúng đắn, có hiệu quả không chỉ trong ngắn hạn hay trung hạn mà là phát triển dài hạn.

Để đất nước đi lên, việc huy động vốn ODA là một giải pháp khá hiệu quả và hợp lý để phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng cho các mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, dù là hình thức tài trợ hay cho vay nào đi chăng nữa, thì tất cả chúng ta, từ cấp chính phủ, cơ quan đến người dân đều phải nhận rõ ý thức rằng: đó là những khoản nợ. Dù có

lãi suất thấp, với thời hạn vay dài, công tác quản lý nợ nước ngoài phải có trách nhiệm tính toán, sử dụng có hiệu quả, đề sinh lời và đạt được lợi ích từ hoạt động đi vay. Sử

dụng vốn vay luôn phải đi kèm với những mục tiêu xác định, tính toán hợp lý, xem xét năng lực và khả năng quốc gia.

Tình hình quốc tế có nhiều thay đổi gây bất lợi cho việc thu hút các nguồn lực bên ngoài đã dẫn tới việc giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài chậm trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, tác động của dịch Covid-19, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gặp khó khăn trong khâu nhập khẩu máy móc, thiết bị, huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài. Về nguyên nhân chủ quan là do những tồn tại vốn có từ giải ngân vốn đầu tư công và những trở ngại liên quan đến thủ tục đầu tư như chậm hoàn thiện thủ tục đấu thầu (52% số dự án gặp vướng mắc này); mức độ sẵn sàng của dự án thấp … đặc biệt là vấn đề giải pháp mặt bằng khó khăn và kéo dài (43% dự án gặp vướng mắc này).

Chính vì vậy, đòi hỏi Việt Nam cần nỗ lực tiến hành hơn nữa nhằm tăng cường khả năng vận động và thu hút các nguồn vay và tài trợ quốc tế. Công tác vận động, thu hút, quản lý sử dụng các dự án ODA đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần đưa ra xem xét và chỉnh sửa lại sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để hoàn thiện các cơ chế, các chính sách nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả huy động cũng như sử dụng và quản lý nguồn vay này.

Do chưa có điều kiện tiếp cận với thực tiễn cụ thể, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và mọi người khi đọc đề tài này để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt:

a. Tôn Thanh Tâm (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam 2004, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

b. Vũ Thanh Thúy (2013), Nhìn lại 20 năm thu hút vốn ODA, Báo Chính Phủ, Hà Nội.

c. Nguyễn Thị Vũ Hà (2019), “Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạtầng kinhtế ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra”.

d. ThS. Nguyễn Thùy Vân (2016), Tăng cường hiệu quảquản lý và sửdụng vốn ODA trong thời gian tới, Tạp chí Tổchức nhà nước.

e. Trần Huyền (2019), Thu hút, quản lý và sửdụng hiệu quảnguồn vốn vay nước ngoài, Tạp chí tài chính.

f. Chí Kiên (2020), Quản lý và sửdụng vốn hỗtrợphát triển chính thức (ODA),

Báo Chính Phủ.

g. Thành Nam (2016), “Nâng cao hiệu quảsử dụng nguồn vốn ODA”

h. Chính phủ, Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020”

i. Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, Huy động vốn ODA phục vụphát triển kinhtế - xã hội Việt Nam, 2016.

j. Báo quốc tế, “Việt Nam “vượt trội” vềtiếp nhận ODA và vốn vay ưu đãi”, (2019)

k. Tạp chí tài chính, Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam trong gia đoạn 1993-2012.

l. Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes), Khoảng trống lớn của kế hoạch có tiền mà khó tiêu, 2020.

m. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia,

Tình hình thương mại và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19, 8/2020.

n. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, Những kết quả đạt được trong công tác thu hút, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 – 2020.

p. Công ty đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC), Định hướngthu hút, sử dụng ODA thời kỳ 2016 -2020.

q. Tạp chí tài chính, Huy động vốn ODA phục vụphát triển kinh tế- xã hội, 2015.

r. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng quan công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 1993 - 2014 và định hướng trong thời gian tới.

s. Chính phủ, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

t. Chính phủ, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP Vềquản lý sửdụng vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, 2020.

u. Tạp chí tài chính, Việt Nam cần có nguồn vốn ODA đểhỗtrợphát triển kinh tế -xã hội, 2019.

v. Viện trợ phát triển – Open development Vietnam, 2018.

w. Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2011, “Báo cáo tóm tắt: Tình hìnhtiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới”

x. Thư viện pháp luật, Luật quản lý nợ công, Luật số: 20/2017/QH14, 2017.

2. Tài liệu Tiếng Anh:

a. OECD 2018, “Vốn ODA là gì?”, [truy cập vào 12/12/2020]

b. Bangura Sheku, Damoni Kitabire, and Robert Powell (2000), External Debt Management in Low – Income Countries, IMF Working paper WP/00/196.

c. Jalil Hadenan Abd (1990), Management of Currency Composition of Debt: Malaysian Experience, in Managing External Debt in Developing Countries, World Bank, Washington, p.72-74.

d. Japan International Coorperation Agency, ODA and options, 2015;

e. UNDP, UNCTAD and The World Bank (1997), Debt Management.

f. World Bank, https://data.worldbank.org/country/vietnam, [Truy cập ngày 06/10/2020].

g. Bangura Sheku, Damoni Kitabire, và Robert Powell (2000), “External Debt Manegament in Low - Income Countries (2000).

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w