Các chính sách nhân sự:

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực và pháp luật về quản trị nhân lực: Chương 1 - Phạm Hoàng Linh (Trang 27 - 31)

 Chính sách hợp đồng lao động: Quan hệ giữa người laođộng với doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động được động với doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động được xác định bằng hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định; việc điều chỉnh quan hệ giữa người và việc trong nội bộ doanh nghiệp phải dựa vào thị trường lao động bên ngoài

 Chính sách khai thác nguồn nhân lực: Thông qua việc đàotạo nhân viên chất lượng cao để giải quyết các vấn đề thích tạo nhân viên chất lượng cao để giải quyết các vấn đề thích ứng giữa người và việc; dựa vào thị trường lao động bên trong, nội bộ doanh nghiệp

 Chính sách quyền biến: Kết hợp linh hoạt, hợp lý giữa 2chính sách trên chính sách trên

2. Phong cách Quản trị nhân lực

2.1. Khái niệm

- Phong cách quản trị là cách thức mà nhà quản trị truyền đạt thông tin xuống cấp dưới, làm sao để cấp dưới tiếp nhận thông tin kịp thời, chính xác. Từ đó cấp dưới điều chỉnh thay đổi hành vi theo đúng yêu cầu, ý đồ của cấp quản trị, phục vụ cho mục tiêu quản lý.

- Phong cách quản trị là cung cách, cách thức ứng xử riêng của từng nhà quản trị. Phong cách quản trị thể hiện phong thái riêng, đặc trưng của mỗi cá nhân, khó có thể bắt chước bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm từng trải, tích luỹ tri thức, kiến thức, tính cách cá nhân… và các yếu tố khác như hoàn cảnh, giai đoạn trong quá khứ, hiện tại môi trường hoặc giao tiếp xã hội…

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách QTNL

 Đặc điểm hoạt động của tổ chức doanh nghiệp như đặc điểm về sản phẩm, trình độ kỹ thuật công nghệ…

 Đối tượng quản trị như trình độ chuyên môn học vấn, tuổi tác của đối tượng quản trị…

 Các đặc trưng kinh tế, văn hoá, xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô

 Tư duy, tư tưởng quan điểm của cấp quản trị cao nhất trong tổ chức doanh nghiệp

3. Giao tế nhân sự

Giao tế nhân sự là bao hàm mọi quan hệ giao tiếp, gặp gỡ trao đổi, truyền thông tin cho nhau (cả trực tiếp và gián tiếp) giữa người này với người khác để đi đến sự hoà hợp, đồng cảm, thống nhất với nhau về một vấn đề nào đó hay để thoả mãn nhu cầu của nhau vì mục tiêu đã định sẵn.

Các yếu tố chi phối hành vi ứng xử của cá nhân:

 Nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm, hoàn cảnh gia đình:

 Truyền thống gia đình, nguồn gốc xuất thân, vị thế gia đình

 Đặc điểm về nhân cách, đạo đức, tác phong

 Giới tính

 Tuổi tác

 Thành tích trong quá khứ

 Nhóm yếu tố thuộc về khả năng cá nhân:

 Tinh thần, thể lực, tâm sinh lý

 Khả năng học tập, kinh nghiệm

 Khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường làm việc

 Khả năng thay đổi thái độ, ứng xử

 Khả năng nhận thức và tiếp thu cái mới

 Nhóm yếu tố thuộc về giá trị mà con người theo đuổi:

 Sự tự do, thoải mái, không thích ràng buộc

 Lòng tự trọng

 Tính trung thực, thẳng thắn

 Sự bình đẳng

 Tiền tài, danh vọng

Nhóm yếu tố thuộc về thái độ cư xử trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể

Để quan hệ nhân sự thành công, các nhà quản trị phải có năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp:

 Chuyên trách QTNL thuộc loại lao động quản lý. Xét về mặt công việc là nhà quản lý nên phải đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn cần thiết của một người quản lý trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhất định

 Phải là người có nhân cách đủ sức thuyết phục đối với nhân viên, được cấp trên nể trọng, là tấm gương cho nhân viên noi theo

 Là người có tri thức, hiểu biết rộng, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi trong phạm vi quản lý

 Đối với các nhà quản trị chuyên viên, chuyên trách về QTNL phải am hiểu về khoa học quản lý, khoa học QTNL, phải thành thạo các phương pháp, kỹ năng QTNL, phải là người giữ vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động QTNL. Nhận thức rõ mục tiêu, đặc thù của QTNL: mục tiêu kinh tế gắn với hiệu quả xã hội, nhân văn

 Phải là người được đào tạo bài bản, am hiểu về kinh tế, có kinh nghiệm trong công tác quản trị

 Phải có kỹ năng truyền thông, kỹ năng nói, truyền đạt thông tin

 Phải là người có kinh nghiệm trong quan hệ ứng xử, có phong cách quản trị phù hợp với đối tượng, tính chất của công việc, hoàn cảnh, đặc trưng văn hoá doanh nghiệp…

 Có năng lực hoạt động quần chúng, có uy tín, biết lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu ý kiến, công bằng, khách quan

 Coi trọng những người có phẩm chất, nhân cách đạo đức, biết quan tâm tới người khác.

 Am hiểu về pháp luật, chính sách, chế độ, quy định của nhà nước, cơ quan quản lý liên quan Am hiểu về xã hội học, lao động, tâm lý con người…

Khoa học: là hệ thống những kiến thức về tính quy luật củasự phát triển tự nhiên, XH và tư duy nói chung cũng như sự phát triển tự nhiên, XH và tư duy nói chung cũng như những kiến thức về một lĩnh vực riêng biệt nào đó ( khoa học tự nhiên, khoa học XH, khoa học kinh tế, khoa học kỹ thuật, khoa học lao động, khoa học quản lý…) hoặc những gì để khuyên dăn, dạy bảo, cho kinh nghiệm, làm bài học…

 Bất cứ một lĩnh vực nào để trở thành khoa học phải hội đủ 2điều kiện: điều kiện:

 Phải trải qua quá trình tìm hiểu, nhận biết, tức là quá trình tích luỹ kiến thức.

 Những kiến thức (hiểu biết) phải mang tính hệ thống, tính quy luật, phản ánh thực tế, được thực tế kiểm nghiệm và chấp nhận

Nghệ thuật: là sự phản ánh sáng tạo, tái hiện thực tế bằng

các hình tượng, là một dạng nhận thức hiện thực, nhưng mangtính kỹ năng, kỹ xảo, tức là chứa đựng tính sáng tạo tính kỹ năng, kỹ xảo, tức là chứa đựng tính sáng tạo

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực và pháp luật về quản trị nhân lực: Chương 1 - Phạm Hoàng Linh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)