Bình đẳng giới ảnh hưởng đến cơ cấu dân số

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cơ cấu dân số và các vấn đề xã hội (Trang 27 - 30)

II. Mối quan hệ giữa cơ cấu dân số và các vấn đề xã hội

4. Cơ cấu dân số Bình đẳng giới

4.2. Bình đẳng giới ảnh hưởng đến cơ cấu dân số

Bình đẳng giới ảnh hưởng đến cơ cấu dân số

Mức sinh Mức chết Di dân

- Bình đẳng giới tốt ↔ mức sinh giảm.

- Tích cực: giảm tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi, giảm thiểu áp lực từ những hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính, tăng cường vị thế cho người phụ nữ, nâng cao kiến thức chuyên môn và cơ hội tiếp cận của người phụ nữ.

- Tiêu cực: tỉ lệ phụ nữ Việt nam kết hôn với người nước ngoài  bạo lực gia đình, kết hôn muộn, tỉ lệ người già neo đơn,…

- Bình đẳng giới tốt ↔ mức chết giảm.

- Tích cực: giảm tỉ lệ phá thai, phụ nữ được giáo dục và tiếp cận với kiến thức sinh sản nên khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh và nuôi con tốt hơn, giảm tỉ lệ tự tử và tổn thương tâm lí của người phụ nữ tại các gia đình có tư tưởng trọng nam khinh nữ, giảm thiểu việc mắc HIV&AIDS từ mẹ sang con (nhất tại vùng thiểu số).

- Tiêu cực: Các tệ nạn xã hội xảy ra với tình trạng thừa nữ, thiếu nam trong những năm sắp tới, bạo lực gia đình.

- Bình đẳng giới  Trình độ dân trí cao  Mức sống cao hơn  Di dân đến vùng này.

- - Tích cực: nữ giới có cơ hội thể hiện và phát triển bản thân, cơ hội nghề nghiệp, bỏ qua rào cản định kiến xã hội, được tôn trọng và có tiếng nói có quyền quyết định trong hôn nhân.

-

- - Tiêu cực: quyết định của nữ giới khi kết hôn sớm còn phụ thuộc vào gia đình và người chồng  khó khăn hơn trong di cư.

► Chứng minh:

Thông qua các chủ trương của Đảng và sự chung tay của xã hội, nữ quyền ngày càng được khẳng định. Điều này đã tác động khiến mức sinh và mức chết của Việt Nam đều có xu hướng giảm.

- Với mức sinh: thể hiện qua một số chỉ tiêu như:

 Tỷ lệ sinh (BR) giảm: từ 1,9% (2016) xuống 1,66% (2018)  Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm: từ 1,32% (2016) xuống 0.97% (2018)

 Tổng tỷ suất sinh giảm (từ 2,28con/ phụ nữ năm 2016 xuống còn 1,99 năm 2018)…

Việt Nam thời kì trước đây là 1 đất nước phong kiến lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ rất gay gắt nên mỗi gia đình đều có suy nghĩ phải đẻ sao cho được con trai để nối dõi tông đường. Có những gia đình ở vùng lạc hậu có đến tận đứa thứ 10, 11 vẫn chưa có con trai nhưng họ vẫn nuôi nấu ý chí đẻ ra được con trai thì mới dừng.

Điều này dẫn đến việc gia đình không có đủ điều kiện để nuôi con, từ đó nhiều đứa trẻ bị bắt đi lao động sớm, không được giáo dục học hành hoặc bị bắt đem đi bán.

Việc không được giáo dục học hành này dẫn đến việc người phụ nữ không có kiến thức về hành vi sinh sản dẫn đến tỷ lệ tử vong ở người mẹ và đứa con cao.

Phụ nữ ngày càng trở nên có vị thế và nữ quyền trong xã hội, nên 1 số người chọn cách sống độc lập và tự chủ, không lấy chồng, họ quyết định cuộc sống của họ. Việc này cũng dẫn đến việc làm giảm mức sinh. Đồng thời tại Việt Nam hiện nay, tỉ lệ người dân Việt Nam kết hôn với người ngoại quốc đang có xu hướng tăng. Thống kê của Bộ Công an cho biết, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 18.000 công dân kết hôn với người nước ngoài. Trong đó, 72% là nữ, và chủ yếu kết hôn với người Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc…

 Nguy cơ hơn 4 triệu đàn ông Việt Nam có thể lâm vào cảnh "ế vợ" trong tương lai.

- Với mức chết

 Phụ nữ trước đây không có cơ hội được đi học nhiều như nam giới. Nhưng giờ xã hội văn minh, phụ nữ được quyền đi học và thăng tiến ngang bằng nam giới, kiến thức làm mẹ và sinh sản tốt hơn nên giảm thiểu tỉ lệ chết ở người mẹ và đứa con.

 Phụ nữ tại những gia đình “trọng nam khinh nữ” luôn cảm thấy tự ti và tổn thương về mặt tâm lí, họ không được coi trọng và luôn phải dựa dẫm, không có tiếng nói. Trường hợp trầm cảm và tự tử của nữ giới phổ biến hơn so với nam giới.

 Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2015, cứ 3 phụ nữ Việt Nam thì có một người khai báo từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra. Có đến 25,9% nạn nhân từng bị thương do bạo lực thể xác hoặc tình dục từ chồng mình trong cuộc đời, trong đó hơn 11,2% bị thương cần chăm sóc y tế. Chỉ có 12,9% phụ nữ khai báo về bạo lực do người khác (ngoài chồng) gây ra, tuy nhiên thủ phạm chính vẫn là các thành viên trong gia đình như bố, mẹ, anh, em.

- Ảnh hưởng tới di dân

Do sự chênh lệch giữa trình độ học vấn, mức độ văn minh và tư tưởng ở các vùng dân tộc thiểu số, nông thôn là thấp hơn so với thành phố, các luồng di dân từ nông thôn lên thành thị tăng liên tiếp nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm và thăng tiến tốt hơn. Thoát khỏi những hủ tục và tư tưởng lạc hậu đối với người phụ nữ. Di dân lên thành thị giúp người phụ nữ có cơ hội tìm việc làm và cơ hội tiếp cận giáo dục,

y tế tốt hơn., được hưởng những quyền lợi tốt hơn. Từ đó vị thế và sức mạnh của người phụ nữ có giá trị cao trong xã hội. Cảm thấy được yêu thương và tôn trọng.

Tuy nhiên, phụ nữ do các định kiên giới và vai trò sinh đẻ và bổn phận nuôi con của mình nên phụ nữ ít có cơ hội di dân và tự quyết định di dân hơn nam giới. Đồng thời người phụ nữ có ít mối mạng lưới quan hệ hơn nam giới nên quá trình di dân và hòa nhập của người phụ nữ cũng khó khăn hơn nam giới.

 Khó khăn trong việc di dân của người phụ nữ so với nam giới.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cơ cấu dân số và các vấn đề xã hội (Trang 27 - 30)