KIỀ UỞ LẦU NGƯNG BÍCH Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Một phần của tài liệu NGUYỄN DU TRUYỆN KIỀU (Trang 28 - 46)

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

(Bai làm phân tích mẫu cách nghị luận cho học sinhtránh diễn xuôi thơ)

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc là danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt là Truyện Kiều. Truyền Kiều không những thành công về nội dung mà còn rất thành công về nghệ đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Luận điểm 1: Sáu câu thơ đầu là bức tranh lầu Ngưng Bích đẹp nên thơ nhưng rất đượm buồn

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."

Đây là những câu thơ thuộc phần thứ 2, gia biến và lưu lạc. Sau khi bán mình chuộc cha, biết mình bị Mã Giám Sinh lừa nên Kiều định tự tử nhưng Tú Bà khuyên can, nàng được đưa ra lầu Ngưng Bích để ở nhưng thực chất là giam lỏng.

Phân tích từ ngữ, hình ảnh  “Khóa xuân” là khóa tuổi thành xuân là giam lỏng Kiều, câu thơ gợi lên hoàn cảnh éo le, trớ trêu đầy tội nghiệp cho một người con gái tài sắc như Kiều. Cảnh lầu Ngưng Bích đẹp bởi có non xa, trăng gần nhưng có phần nghịch lí bởi núi non vốn ở gần dưới mặt đất thì giờ trở nên xa xôi. Trăng vốn ở trên cao giờ tưởng chừng như có thể với tay tới. Điều đó chứng tỏ Kiều đang ở một vị trí rất cao để ngắm nhìn cảnh vật. Nhận xét, đánh giá  Hình ảnh vầng trăng gợi lên thời gian đoàn tụ của mỗi người con xa xứ. Trong khi Kiều lại bị giam lỏng ở một nơi xa xôi nơi đất khách quê người.

Bình luận  Cảnh đẹp bởi ở đó còn có không gian “Bốn bề bát ngát xa trông”, chỉ có sáu chữ nhưng chữ nào cũng gợi không gian mênh mông rợn ngợp với sắc vàng, đỏ xen lẫn nhau. Và không gian ở lầu Ngưng Bích càng rợn ngợp hơn khi ở đó vắng lặng không một bóng người, không âm thanh. Không những vậy, ta còn thấy cảnh vật ở đây rất ngổn ngang với cát vàng, cồn nọ, với những bụi hồng nổi lên mù mịt. Phải chăng sự ngổn ngang của cảch vật cũng chính là sự ngổn ngang của lòng Kiều. Trong cảnh ngộ như thế, Kiều chỉ còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát mấp nhô lượn sóng, bên là bụi hồng cuốn xa vạn dặm. Kiều như cố tìm cho mình một sự che chở, một mối tâm giao một niềm an ủi nhưng đôi mắt Kiều càng kiếm tìm, càng thất vọng. Bình luận  Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, mênh mông. Nó đang giam hãm thân phận một mỹ nhân. Cảnh lầu Ngưng Bích có thể rất đẹp vì sơn thuỷ hữu tình, có không gian rộng lớn, có cát vàng, có bụi hồng có ánh trăng thơ mộng có mây sớm, đèn khuya … nhưng hoàn cảnh và thân phận của Kiều lúc này làm sao vui được dù cảnh có đẹp nên thơ như Nguyễn Du đã từng viết:

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Hoàn cảnh đó khiến Kiều cũnng thấy xấu hổ, ê chề. Trước hết đó là: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."

Phân tích nghệ thuật “Bẽ bàng” là từ láy có sưc gợi tả lớn, đó là xấu hổ, tủi thẹn

khi phải làm vợ Mã Giám Sinh, khi bị mụ Tú bà chửi rủa. Kiều là người con gái tài sắc đến “sắc đành đòi một tài đành họa hai” mà giờ đây phải sống trong cảnh giam lỏng nên “bẽ bàng” cũng là điều dễ hiểu. Trong hoàn cảnh đó, Kiều chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm, đèn khuy”. Tình thì chia li, trắc trở, cảnh thì hoang vắng mênh mông, tất cả điều đó như chia cắt tấm lòng của nàng. Quang cảnh Lầu Ngưng Bích tuy đẹp thật, nên thơ thật nhưng cảnh ấy sao đượm buồn đến man mác lòng người. Buồn bởi cảnh lầu Ngưng Bích yên lặng đến lạ thường, không một chút lay động càng khiến cho cái tình trở nên sầu thảm hơn. Phân tích nghệ thuật

 Chính sự đối lập đến rợn người giữa cái mênh mông hoang vắng và thân

phận nhỏ bé càng làm Kiều trở nên cô đơn, trống vắng hơn bao giờ hết. Kiều chỉ

có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian "mây sớm đèn khuya" như một vòng tuần hoàn khép kín kia như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngắn, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiểu thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua xót, đắng cay, não nùng. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình riêng khiến lòng như bị xé: "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" cảnh đó, tình đó đã làm cho tâm can Kiều như càng đau đớn hơn. Làm sao không đau đớn, bẽ bàng được khi mối tình đầu vừa chớm nở với chàng Kim nàng đã vội phải chia li không một lời từ biệt, hoàn cảnh

đó dù cảnh đẹp cũng không thể khiến nàng vui. Nhận xét, đánh giá  Nhà thơ

miêu tả khung cảch thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích để thể hiện tâm trạng cô đơn của nàng Kiều . Đó là sự thành công trong bút pháp tả cảch ngụ tình của Nguyễn Du.

Luận điểm 2: Tám dòng thơ cuối nhà thơ cuối là bức tranh tâm tình đầy xúc động. Mỗi hình ảnh thiên nhiên là ẩn dụ cho một thân phận, hoàn cảnh của Kiều. Trước hết đó là bức tranh về cuộc đời Kiều

“Buồn trông cửa bể chiều hôm , Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Câu thơ mở ra thời gian chiều tà gợi lên cảm giác cô đơn, nhung nhớ của người viến khách. Thời gian chiều hôm gợi lên cảnh sum họp gia đình là chim rừng về tổ là thuyền về bến thế nhưng Kiều vẫn bơ vơ lạc lỏng nơi đất khách quê người. Đôi mắt Kiều như kiếm tìm một mối tâm giao nhưng nàng chỉ thấy:

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Tưởng chừng như Kiều đã tìm thấy một mối tâm giao nhưng cánh buồm ấy “thấp thoáng, xa xa” như lúc ẩn, lúc hiện và nhạt nhòa trên biển khơi mênh mông trong buổi chiều hôm càng khiến nàng nhớ nhà, nhớ quê hương hơn bao giờ hết. đánh

giá về nghẹ thuật  Và chính cánh buồm lẻ loi ngoài khơi xa cũng chính là ẩn dụ cho thân phận lênh đênh chìm nổi của Kiều? Cũng giống như cánh buồm, nàng cũng lẻ loi cô đơn ở nơi đây. Cánh buồm kia rồi cũng có ngày cập bến, chỉ có nàng biết đến bao giờ mới được trở về quê hương để gặp lại những người thân. Càng tủi thân, Kiều càng cố kiếm tìm nhưng tất cả thật phủ phàng.

Bức tranh thứ hai là bức tranh về thân phận của Kiều.

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi . ”

Tác giả đã sử dụng điệp ngữ liên hoàn rất thành công. Từ “Buồn trông ”đứng ở đầu bốn câu thơ, lặp lại bốn lần để nhấn mạnh thêm, khắc sâu thêm tâm trạng buồn của Thuý Kiều. Nỗi buồn ấy dâng lên trùng trùng, điệp điệp, kéo dài theo thời gian, lan toả cả không gian, kết thành một chuỗi buồn kế tiếp nhau không dứt, nỗi buồn này chưa tan nỗi buồn khác đã đến và nỗi buồn sau lớn hơn nỗi buồn trước. Nh- ưng ở mỗi một cặp câu Nguyễn Du lại diễn tả cụ thể nỗi buồn khác nhau của Kiều. Dường như Kiều mong muốn tìm kiếm cho mình một sự chia sẽ, một sự cảm thông, nàng đưa tầm mắt nhìn ra xa thì chỉ thấy:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm ,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ”.

Hình ảnh “chiều hôm” gợi thời gian đoàn tụ là chim về tổ, thuyền về bến, con người trở về đoàn tụ với mỗi gia đình còn Kiều thì bơ vơ nơi đất khách. Trong ánh nắng chiều nhạt nhoà, nàng thấy cửa bể rộng mênh mông, chỉ có một cánh buồm thấp thoáng. Tưởng chừng như Kiều đã tìm thấy một mối tâm giao nhưng cánh buồm ấy “thấp thoáng, xa xa” như lúc ẩn, lúc hiện và nhạt nhòa trên biển khơi mênh mông trong buổi chiều hôm càng khiến nàng nhớ nhà, nhớ quê hương hơn

bao giờ hết. Và chính cánh buồm lẻ loi ngoài khơi xa cũng chính là ẩn dụ cho thân phận lênh đênh chìm nổi của Kiều? Cũng giống như cánh buồm, nàng cũng lẻ loi cô đơn ở nơi đây. Cánh buồm kia rồi cũng có ngày cập bến, chỉ có nàng biết đến bao giờ mới được trở về quê hương để gặp lại những người thân.

Bức tranh thứ hai mà Kiều nhìn thấy đó là

“Buồn trông ngọn cỏ mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu”

ánh mắt của Kiều nhìn gần hơn nàng thấy trên dòng nước đang chảy có cánh hoa trôi. Ngọn nước mới sa là dòng nước đổ ập từ trên xuống tung bọt trắng dữ dội, lênh đênh trôi nỗi giữa dòng nước trắng xoa kia là một cánh hoa trôi. Một câu hỏi da thiết đã được đặt ra trong tâm trí của nàng “Hoa trôi man mác biết là về đâu”. Từ láy “man mác” đã gợi tả cánh hoa trôi nhẹ nhàng, lững lờ, buông xuôi theo dòng nước chảy đồng thời diễn tả nỗi buồn vời vợi. Nhìn cảnh đó, Thuý Kiều lại càng buồn hơn. Bình luận Phải chăng những cánh hoa kia cũng chính là ẩn dụ cho thân phận cuộc đời mình. Kiều cũng chỉ là cánh hoa mỏng manh, yếu ớt, trôi nổi, bị cuộc đời vùi dập không biết đi đâu về đâu. Cuộc đời Kiều giờ đây cũng như cánh hoa trôi phải phụ thuôc vào dòng nước, nàng cũng không thể quyết định được tương lai, số phận của mình, phải phó mặc cho dòng đời. Câu hỏi tu từ cuối câu thơ như xoáy vào tâm can Kiều mà không bao giờ có lời giải đáp .

Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh tương lai mịt mờ, vô vọng của Kiều.

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Cả một nội cỏ trải ra mênh mông nhưng khác với cỏ trong ngày thanh minh "cỏ non xanh tận chân trời", còn cỏ ở đây "rầu rầu". Một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây, đó không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà là màu xanh của vô vọng không biết bao giờ mới kết thúc. Phải chăng Thuý Kiều nhìn đám cỏ ấy, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng bị lụi tàn, héo hon theo năm tháng ở nơi đây. Cái màu xanh nhạt

nhoà của chân mây, mặt đất hay chính là tương lai mờ mịt vô vọng của cuộc đời nàng. Bởi thế, tâm trạng của nàng lại càng chán nản buồn lo. Bỗng trước mắt

nàng là cảnh bão tố hiện ra .

“ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi . ”

Gió cuốn nổi lên mù mịt, mặt nước dâng trào, tiếng sóng biển ầm ầm. Gió cuốn là gió thổi mạnh, từ láy “ầm ầm ”được đảo lên đầu câu thơ để nhấn mạnh thêm sự gầm gừ, hãi hùng của biển cả. Nhưng đó lại không phải là sóng vỗ mà là sóng kêu. Phép nhân hoá không chỉ làm cho câu thơ thêm sinh động mà còn cho thấy đây không chỉ là tiếng sóng của thiên mà còn là tiếng sóng trong lòng của Kiều. Sóng kêu ấy là tiếng sóng lòng sợ hãi của Kiều khi nghĩ tới chặng đường sắp tới của mình. Âm thanh“ầm ầm” kia là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những tai hoạ của cuộc đời sắp đổ xuống đời nàng. Câu thơ đã thể hiện được dự cảm của Thuý Kiều về cuộc đời của mình sẽ phải gặp rất nhiều sóng gió, gian truân. Bình luận Như

vậy, mỗi một hình ảnh thiên nhiên trong câu thơ đều ẩn dụ cho thân phận và tâm trạng của nàng Kiều. Nhận xét, đánh giá  Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh sợ. Bút pháp tả cảnh ngụ

tình của Nguyễn Du được sử dụng hết sức độc đáo và rất thành công trong tám câu thơ cuối .

Đoạn trích đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyên Du…..

Bình luận Có thể nói, nếu chọn một đoạn tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh

ngụ tình thì chính “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ tiêu biểu bậc nhất. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích ”quả thật là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.Với cách lựa chọn hinh ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm, ngôn ngữ độc thoại nội tâm và các điển tích, sử dụng điệp ngữ, từ láy, câu hỏi tu từ cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, nhà thơ đã diễn tả chân thực, cụ thể, tinh tế, diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi phảỉ sống ở lầu Ngưng Bích. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, thương nhớ

người thân tha thiết, nỗi buồn lo, hãi hùng. Nhà thơ đã thấu hiểu tâm trạng của Kiều cũng có nghĩa là nhà thơ đồng cảm với nhân vật, cảm thông chia sẻ với nỗi đau của Kiều. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân văn cao đẹp và tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Vì thế đọc đoạn trích này ta thấy Nguyễn Du xứng đáng được tôn vinh là “người có con mắt nhìn thấy sáu cõi có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

Bài phân tích2 :

Ngoài hình ảnh Trương Chi, ước lệ của các nhà văn xưa là "đẹp người đẹp nết". Các vị túc nho thuở trước thường là những người am hiểu không chỉ chữ nghĩa của các thánh hiền mà còn cả đến khoa nhìn người đoán số phận (nhân tướng học). Trong "Truyện Kiều", hình như cụ Nguyễn Du cũng đã dùng hai điều trên để xây dựng nhân vật, trong đó có Thúy Kiều. Kiều đẹp tuyệt trần, tài hoa hiếm thấy, nhưng tài hoa ấy đã phát tiết ra ngoài khi nàng:

Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên hạc mệnh lại càng não nhân.

Phần đầu của thiên bạc mệnh ấy là oan gia khiến Kiều phải dứt tình. Đời Kiều đang ở phần thứ hai của thiên bạc mệnh: bị Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa dối, bị đưa vào lầu xanh ô nhục khiến nàng quyết định chấm dứt đời mình, nhưng lại được cứu sống. Tú Bà đâu phải là thỏ non mà là con cáo già giữa chốn kinh doanh sắc đẹp, mụ đâu thể nào để mất toi mấy trăm lạng vàng. Mụ đã dùng lời ngon ngọt dỗ đành, hứa gả Kiều vào nơi tử tế và đưa Kiều đến lầu Ngưng Bích. Giữa khung cảnh tịch liêu nhưng tuyệt đẹp này, Kiều quay quắt nỗi nhớ, hãi hùng trước bóng tối của tương lai.

Sáu câu thơ đầu mô tả cảnh đẹp và tâm trạng của Kiều trước cảnh đẹp ấy. Với chúng ta, bức tranh ấy có cả nàng Kiều đang bị "khóa xuân", bị cấm cung, không được ra khỏi nhà, nhưng với Kiều thì bức tranh được vẽ bởi những nét chấm phá đơn sơ, tĩnh nhiều hơn động của hoàng hôn sắp về. Cái khéo của nhà thơ là dùng ngôn ngữ diễn đạt hiện thực của tầm mắt nhìn chứ không miêu tả hiện thực của sự vật ở trong tranh. Trước mắt Kiều:

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung. Hồn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Bức tranh không có nhiều chi tiết, màu sắc không tươi, không sinh động như bức tranh chị em Kiều đi du xuân và hình như màu xanh của núi, ánh vàng của trăng, màu của cát... pha chút sắc đen buồn lắng của đất biển về chiều. Kiều không phải

Một phần của tài liệu NGUYỄN DU TRUYỆN KIỀU (Trang 28 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w