“Một người Hà Nội“ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn vô cùng mới mẻ của nhà văn về con người, cuộc sống với một hình thức nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Ngay từ cách đặt tên nhan đề “Một người Hà Nội” nhà văn đã mở ra hình tượng trung tâm của tác phẩm là một người Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp hà Nội thuần túy không trộn lẫn. Bên cạnh đó còn mở ra không gian nghê thuật cổ kính, mảnh đất Kinh Kì, nghìn năm văn hiến đã trải qua cùng những thay đổi của thời đại. Cũng từ nhan đề có thể soi sáng được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
“Một người Hà Nội” với nhân vật chính là cô Hiền – người xuất thân từ gia đình Hà Nội giàu có, thân thiện. Ở cô Hiền thấm sâu vẻ đẹp tinh thần, văn hóa cốt cách của một người Hà Nội gốc, tạo nên nơi người đọc về vẻ đẹp ấy sẽ bền vững, không bị nhạt nhòa theo thời gian. Cô cũng là người có tình yêu và gắn bó sâu sắc với mảnh đất hà Nội. Ngay cả khi nơi đây có đang oằn mình trong bom đạn thì cô vẫn bám trụ lại mảnh đất này bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của Hà Nội.
Ở cô Hiền người ta nhìn thấy hội tụ đầy đủ vẻ đẹp ngoại hình, tính cách và tâm hồn. Về ngoại hình cô mang vẻ đẹp quý phái, sang trọng của mọt người phụ nữ gốc Hà Nội. Bên cạnh đó, cô là người thẳng thắn, có cái nhìn nhạy bén, sâu sắc trước thực tế và là người dám bộc lộ quan điểm sống của mình, dám thẳng thắn nói lên và sóng thật với chính mình. Ở cô cò n là người có lối sống văn minh hiện đại nhưng giữ được lối sống đẹp, không xô bồ, bon chen. Một người hà
Nội như cô Hiền mang vẻ đẹp riêng trong cốt cách và nó được tỏa sáng trong bất kì hoàn cảnh nào. Cô Hiền thể hiện là người hiểu được giá trị của cuộc sống, biết hướng đến giá trị cuộc sống và biết hài hòa giữa vật chất và tinh thần.
Ngoài ra, cô vẫn giữ được thói quen thời trẻ của mình đó là giao lưu với văn nhân, nghệ sĩ, một cuộc sống phóng khoáng về tinh thần và một tâm hồn nghệ sĩ, là người biết yêu và trân trọng cái đệp. Tuy vậy, cô vẫn là người có đầu óc thực tế trong việc lựa chọn chồng. gần 30 tuổi cô mới lấy chồng. Nhưng người chồng cô chọn không mơ mộng một người làm quan hay làm nghệ sĩ. Người cô chọn là một ông giáo dạy tiểu học hiền lành chăm chỉ. Cô Hiền là người có đầu óc thực tế, khôn ngoan việc gì cũng tính toán trước sau, đã tính là làm, đã làm là không sợ lời đàm tiếu từ thiên hạ. Phải là người hiểu đời, trải đời có bản lĩnh cô mới vượt lên những chuyện thị phi được mất ở đời như thế.
Trong quan hệ với gia đình cô làm tròn bổn phận của một người vợ đảm đang, thông minh, tài giỏi trong việc làm kinh tế và tài giỏi trong việc quản lý gia đình. Đồng thời trong cách dạy con cái thì cô Hiền là người mẹ nghiêm khắc. Từ dáng ngồi trên bàn cô cũng chấn chỉnh và dạy con phải có lòng tự trọng. Một người mẹ có lòng tự trọng và ý thức rõ trách nhiệm của một công dân có lòng yêu nước . Trong quan hệ với người ở cô hiền là người sống tình nghĩa nhân hậu, có trước có sau và gần gũi với mọi người như người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà Nguyễn Khải ví cô như “hạt bụi vàng” và nhà văn trân trọng vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của một người Hà Nội như cô Hiền.
Ngoài cô Hiền, mặc dù không trọng tâm miêu tả nhưng Nguyễn Khải cũng khắc họa lại hững nhân vật Hà Nội khác trong tác phẩm. Đó là những thanh niên hà Nội đại diện cho thế hệ trẻ có tự trọng, có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc. Những chàng trai mang trong mình lí tưởng sống cao đẹp sẵn sàng xả thân vì Hà Nội, vì Tổ quốc mình. Đặc biệt là Dũng – chàng trai có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng và trách nhiệm. Đó là Tuất một chàng trai biết kiềm lại cam xúc của bản thân để hướng đến những điều lớn lao hơn. Và là mẹ Tuất- người mẹ phải gánh chịu sự mất mát to lớn, đánh đổi cả đứa con thân yêu của mình. Một người mẹ đầy nghị lực và bản lĩnh.
Tất cả tô lên một bức tranh khắc họa nhân vật là những con người hà Nội luôn âm thầm và lặng lẽ bằng những cách khác nhau để bảo vệ sự trường tồn của Hà Nội, bảo vệ những vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của những người Hà Nội.
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Mẫu 4
Nguyễn Khải được coi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi nước ta từ sau rách mạng tháng Tám. Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thật quá trình vận động của cả nền văn học từ thời chiến tranh sang thời hòa hình. Trong những sáng tác trước năm 1977, Nguyễn Khải chủ yếu quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị. Và những sáng tác của ông từ năm 1978 về sau ông lại quan tâm nhiều hơn về cuộc sống đời thường. Ông đi sâu phản ánh và phân tích những diễn biến tâm lí khá phức tạp nhưng rất hợp lí của con người trong thời đại sau chiến tranh. Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Trong truyện Một người Hà Nội Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật bà Hiền - một nhân vật khá tiêu biểu cho người Hà Nội.
Một người Hà Nội nói riêng và cả tập truyện Hà Nội trong mắt tôi nói chung là chứa đựng một tình yêu sâu nặng với Hà Nội với những hiểu biết sâu sắc và tinh tế của Nguyễn Khải về nét đẹp của cảnh vật và con người Hà Nội.
Cô Hiền xuất thân từ một gia đình giàu có, lương thiện, có học thức, yêu thích thơ văn. Cô Hiền đẹp, thông minh, được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương, vẻ đẹp của cô Hiền là một vẻ đẹp khá toàn diện được tác giả thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, từ cách chọn người bạn trăm năm đến việc thu xếp việc nhà, sinh con và răn dạy con cái.
Về hôn nhân, cô Hiền đã vượt qua thói thường tình của con người, cô không ham danh, hám lợi, không cơ hội, không lính toán. Cô có một quan điểm rất nghiêm túc đúng đắn về hôn nhân. Là một phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời còn con gái tiếp xúc nhiều với những văn nhân nghệ sĩ, nhưng cô lại không sống theo lối sống lãng mạn, viễn vông. Cô cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ, văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ. Cô chọn người bạn đời của cô cũng không phải là một ông quan nào mà là một ông giáo cấp tiểu học, hiền
lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Cô Hiền luôn đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên mọi thú vui khác. Cô coi việc phụng dưỡng chồng, chăm sóc cho chồng con là một niềm vui, là niềm hạnh phúc của cô. Trong việc quản lí gia đình cô Hiền luôn là người chủ động, tự tin và xác định rõ vai trò quan trọng của người vợ trong gia đình. Theo cô “Người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Vì vậy mà cô Hiền đã phê phán cái thói "bắt nạt vợ" quá đáng của người cháu. Cô là một người sớm có nhận thức về “bình đẳng nam nữ".
Về việc dạy con, cô Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những chuyện sinh hoạt hàng ngày trong gia đình như cách ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh ... vì cô cho đó là một hình thức văn hóa: văn hóa ẩm thực, văn hóa sống ... và hơn nữa, đó là văn hóa của người Hà Nội. Theo cô, người Hà Nội phải sống cho thật chuẩn mực: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.
Về việc sinh con, cô Hiền cũng có quan điểm rất tiến bộ so với những người đương thời. Cái thời mà người ta thích đẻ nhiều để sau này có “con đàn, cháu đống” cho vui cửa, vui nhà và họ coi đó là niềm hạnh phúc. Họ thích đẻ nhiều mà ít quan tâm đến việc nuôi nấng và giáo dục con cái đến nơi đến chôn vì họ cứ theo cái quan niệm cũ: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Cũng ở vào cái thời đại đó nhưng cô Hiền lại có một nhận thức đúng đắn, tiến bộ. Cô không tin vào việc “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, và cô có một quyết định khá dứt khoát: chấm dứt việc sinh đẻ vào năm bốn mươi tuổi, để có điều kiện nuôi dạy con cái một cách chu đáo để chúng có thể “sống tự lập”, không bị lệ thuộc, sống có nhân, cách. Tình yêu thương con của cô Hiền là một thứ tình cảm sáng suốt của một người mẹ có nhân cách, giàu lòng tự trọng, có suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng.
Một nét đẹp ở cô Hiền mà khiến chúng ta phải khâm phục và trân trọng đó là “lòng tự trọng“ rất cao cả của cô. Lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ và hèn nhát. Chính vì có lòng tự trọng cao nên cô Hiền bằng lòng cho đứa con trai lớn của mình là Dũng đi chiến đấu mặc dầu lòng cô đau đớn lắm vì cô "không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Tiếp đến, cô
Hiền cho đứa em Dũng tiếp bước anh mình “bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Lòng tự trọng ấy cũng chính là lòng yêu nước, ý thức cộng đồng thâm trầm, sâu sắc mà không cần ồn ào của cô Hiền.
Cô Hiền là một người sống chuẩn mực có bản lĩnh, tự tin ở chính mình. Cô Hiền có cách sống và vẻ bề ngoài có vẻ tư sản nhưng không hề bị đi học tập cải tạo vì cô chẳng hề bóc lột ai, cô chỉ sống bằng cái nghề làm hoa giấy. Cô Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội. Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua cách sống lịch lãm, sang trọng của cô. Điều này được thể hiện rất rõ ngay trong phòng khách của cô. Phòng khách của cô như lưu giữ cái hồn Hà Nội: cổ kính, quý phái và tinh tế mà “suốt mấy chục năm không hề thay đồi". Chất Hà Nội của cô Hiền đưực thể hiện qua thái độ ung dung, tự tại trước những biến động của thời cuộc: cô không hề lo sợ trước sự thắng lợi của cách mạng và cũng không tỏ ra mừng vui quá mức. Câu trả lời của cô trước câu hỏi hơi nghiệt của đứa cháu:
“Tại sao cô không phải học tập cải tạo. Cô giấu cũng tài nhỉ ?”
“Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được. ”
Hoặc:
“Nước độc lập vui quá cô nhỉ”
"Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?" đã thể hiện khá rõ chất ung dung tự tại của cô Hiền.
Hơn thế nữa, chất Hà Nội ở cô Hiền còn được thể hiện qua sự khôn ngoan, sâu sắc của trí tuệ như việc cô nói về lẽ tuần hoàn: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được’’, hoặc việc cô bộc lộ niềm tin vào tương lai vào cái đẹp của Hà Nội vẫn tồn tại vĩnh viễn, dẫu mỗi thời điểm cái đẹp có khác nhau: "Mỗi thế hệ điều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”.
Nhìn chung lại, ta thấy cô Hiền là một người phụ nữ không những có nhan sắc mà còn có một vẻ đẹp tâm hồn rất lớn. Cô Hiền là một người phụ nữ mẫu mực rất yêu chồng và thương con, có lòng lự trọng cao, có nhiều quan điểm rất tiến
bộ như trong việc sinh con, giáo dục con, sống chuẩn mực, lịch lãm, điềm đạm, luôn giữ phong cách của một người Hà Nội và rất yêu Hà Nội, tin tưởng vẻ đẹp của Hà Nội không bao giờ mất đi. Hay nói một cách khác cô Hiền là một người tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Hà Nội.