D. Các dạng bài tập ôn thi HSG môn Địa Lý – Phần địa lý dịch vụ 1 Câu hỏi ôn tập dạng giải thích
b. Đường hàng không:
- Ưu điểm: Đảm bảo các mối giao lưu quốc tế, đặc biệt chuyên chở hành khách giữa các châu lục. Tốc độ vận chuyển nhanh.
- Nhược điểm: cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp...
Câu 3. Phân biệt ngành nội thương và ngành ngoại thương. Gợi ý
a. Khái niệm
- Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
- Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia.
b. Vai trò
* Nội thương
-Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thồ.
- Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
* Ngoại thương
- Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn, làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới.
Câu 4. So sánh sự phát triển ngành dịch vụ ở các nước phát triển và đang phát triển
Gợi ý
* Giống nhau
- Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển đều cao và có xu hướng tăng.
* Khác nhau
+ Các nước phát triển có điều kiện phát triển thuận lợi hơn, đặc biệt là mức sống của dân cư cao, trình độ phát triển các ngành kinh tế cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đều cao…
- Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
- Phân bố
+ Các nước phát triển có nhiều trung tâm lớn hàng đầu thế giới kể các trung tâm tài chính, dịch vụ hàng đầu thế giới.
+ Các nước đang phát triển: không có các trung tâm dịch vụ hàng đầu thế giới.
Câu 5. So sánh cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các nước phát triển và nước đang phát triển. Tại sao có sự khác nhau đó?
Gợi ý a. So sánh * Giống nhau
- Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu đa dạng.
+ Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
+ Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng.
+ Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.
* Khác nhau
- Nước phát triển: xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu khoáng sản, nhiên liệu (đặc biệt là dầu mỏ), nguyên liệu nông nghiệp.
- Nước đang phát triển: xuất khẩu chủ yếu là các loại sản phẩm phẩm của các cây công nghiệp đặc sản, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản, nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp chế biến, máy công cụ, lương thực, thực phẩm.