Phân tích nhân vật Mị qua chi tiết nghệ thuật (2)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phương pháp ôn tập kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự (Trang 28 - 31)

++ Hoàn cảnh: Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về với thực tại phũ phàng trong nhà thống lí. Cái dài và buồn của mùa đông càng khiến Mị héo hắt.

++ Chi tiết nghệ thuật: :“Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.. nếu không có bếp lửa kia thì Mị cũng đến chết héo”. Mị chỉ còn biết bầu bạn với ngọn lửa. Chính ngọn lửa ấy đã giúp Mị vượt qua cô đơn, lạnh lẽo của mùa đông và dẫn đường cho Mị nhận ra người đồng cảnh ngộ. Tiếp đến là cuộc gặp gỡ ngang trái của Mị và A Phủ: hai con người - một số phận. Ban đầu, Mị tỏ ra dửng dưng vô cảm khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng. Ta không thể trách Mị. Tâm hồn cô gái ấy đã chịu quá nhiều vết cứa của chế độ phong kiến, của bọn chúa đất quan lại, của cường quyền và thần quyền. Cô chịu quá nhiều cay đắng nên không thể cảm động trước cảnh tượng A Phủ, vô cảm với sinh mệnh của A Phủ và với chính mình. Nhờ có ngọn lửa mà Mị nhận ra “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”của A Phủ. Mị động lòng thương xót cho số kiếp của A Phủ. Mị nhận ra sự độc ác, vô nhân đạo của chế độ lúc bấy giờ, rồi quan tâm lo lắng cho A Phủ. Mị đã có một hành động quyết liệt và táo bạo khi đã vượt qua nỗi sợ hãi, chính là cởi trói cho A Phủ và giải thoát chính bản thân mình.

- Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật: Ánh sáng được nhóm lên cũng là lúc con người bừng tỉnh. Nếu như lần thắp sáng thứ nhất, ánh lửa mới được nhen lên yếu ớt thì lần này ánh sáng ấy chính là cơn gió làm bùng lên khát vọng và ý thức sống mãnh liệt hơn bào giờ hết. Đó là ngọn lửa của tinh thần đấu tranh phản kháng mạnh mẽ của những con người đau khổ,

- Nhận xét tấm lòng của nhà văn đối với nhân vật Mị.

- Đồng cảm với nỗi khổ đau mà con người phải gánh chịu (đồng cảm với thân phận làm dâu gạt nợ của Mị).

- Phát hiện ra sức sống tiềm tàng trong con người (sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị được thể hiện trong đêm tình mùa xuân và sự phản kháng mãnh liệt của Mị trong hành động cởi trói cho A Phủ).

-Tấm lòng nhà văn dành cho đồng bào miền núi thật sâu nặng, nghĩa tình, xét đến cùng đó chính là tấm lòng nhân đạo của người nghệ sĩ dành cho đất và người Tây Bắc.

* Kết bài:

- Qua hai lần miêu tả nhân vật Mị nhà văn đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ miền núi nói riêng, nhân dân Tây Bắc nói chung. Đây cũng là những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyện;

- Bài học cuộc sống dành cho tuổi trẻ từ nhân vật Mị: sống có khát vọng, luôn đấu tranh để được tự do và hạnh phúc.

3.3 Kiểu bài so sánh chi tiết trong hai tác phẩm tự sự.

a, Đặc điểm của kiểu bài:

Kiểu bài này không chỉ đòi hỏi ở học sinh kĩ năng phân tích, cảm nhận, mà còn khơi dậy ở các em khả năng tinh nhạy trong phát hiện vấn đề, kỹ năng tư duy so sánh, đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết, từ đó làm sáng tỏ được vẻ đẹp riêng của từng chi tiết, sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Hơn nữa, học sinh còn phải thể hiện được khả năng cắt nghĩa, lý giải tại sao lại có sự tương đồng và khác biệt này thông qua việc vận dụng các kiến thức về bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

b, Phương pháp thực hiện: * Cách làm thứ nhất

Hướng dẫn học sinh tiến hành so sánh theo lối cuốn chiếu, lần lượt trình bày xong chi tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chi tiết thứ hai, sau đó rút ra sự giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cách làm này dễ thực hiện nhưng khó hay, dễ bị trùng lặp ý.

Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh Thân bài

– Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất (sự xuất hiện, ý nghĩa) – Bước 2: Phân tích chi tiết thứ hai (sự xuất hiện, ý nghĩa)

– Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

– Bước 4: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

Kết bài

– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.

* Cách làm thứ hai

Học sinh tiến hành so sánh hai chi tiết trên hai phương diện cơ bản: giống và khác nhau. Trên mỗi phương diện này, người viết tìm ra các tiêu chí để so sánh. Cách làm này khó hơn nhưng hay hơn, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc được chi tiết, cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa của chúng, mà còn phải có sự tinh tế, sắc sảo để xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với từng đối tượng so sánh.

Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh. Thân bài

– Bước 1: Phân tích sự giống nhau của hai chi tiết – Bước 2: Chỉ ra sự khác nhau của hai chi tiết

– Bước 3: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

Kết bài

– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.

c, Ví dụ minh họa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện

Chí Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).

Gợi ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu Nam Cao, truyện Chí Phèo và chi tiết bát cháo hành - Giới thiệu Kim Lân, Truyện Vợ nhặt và chi tiết bát cháo cám

Nam Cao và Kim Lân đều là những cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Điểm chung của hai nhà văn là họ đều có những truyện ngắn giản dị nhưng chứa chan tinh thần nhân đạo.Hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt đều là những hình ảnh đặc sắc, góp phần thể hiện rõ nét nội dung tư tường của các tác phẩm và tài năng của các nhà văn.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phương pháp ôn tập kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự (Trang 28 - 31)