Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Thuốc”

Một phần của tài liệu File - 109368 (Trang 30)

- Trong cuộc đối thoại, xác hàng thịt mỗi lúc một lấn lướt, dồn đuổi hồn Trương Ba:

2. Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Thuốc”

Truyện ngắn Thuốc được viết năm 1919, vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Tác phẩm tập trung vạch rõ nguyên nhân căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa, đó là do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu “người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp sắt không có cửa sổ”, những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó nhà văn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

Tác phẩm được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó được in trong tập Gào Thét xuất bản năm 1923.

3. Tóm tắt tác phẩm

Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh cho thằng Thuyên – con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng, do bị cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc mà bị bắt và hành hình. Nghe mọi người kể lại trong quán trà của gia đình lão Hoa, vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ cả lão Nghĩa mắt cá chép “làm giặc”. Mặc dù được chữa bằng bánh bao tẩm máu người nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn không khỏi.

Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa trang, mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an ủi mẹ Hạ Du.

Một phần của tài liệu File - 109368 (Trang 30)