Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)

8. Nội dung chi tiết

2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Vị trí địa lý

An Khánh là xã có vị trí ở phía Nam huyện Hoài Đức, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 15km về phía Tây. Diện tích đất tự nhiên là 846 ha, dân cư đông đúc với tổng số dân là 23.939 người, sinh sống tại 7 thôn và 5 khu Đô thị. Xã nằm ở vị trí giáp ranh với Phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Hiện nay 2/3 đất nông nghiệp của xã đã bị thu hồi đểđáp ứng mặt bằng cho đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, Khu công nghiệp An Khánh, Khu đô thị

Bắc- Nam An Khánh, Khu đô thị Splendora, Khu vui chơi giải trí và đô thị

Thiên Đường Bảo Sơn.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục

Xã An Khánh là một xã lớn với dân cư đông đúc, do còn rất ít đất để

canh tác nông nghiệp nên đa phần người dân đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ. Ở xã có 03 thôn có nghề tiểu, thủ

công là sản xuất mành, thảm, chổi tre, giường gấp và một bộ phận không nhỏ

người dân kinh doanh, buôn bán, trồng và bán các loại cây cảnh. Cùng với các xã khác trong huyện, xã cũng trong quá trình phát triển và tiến dần tới đô thị

hóa. Theo Báo cáo 305/BC-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 của UBND xã An Khánh về “Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019” như sau: [22].

30

Trong đó:

-Nông nghiệp: 54,32 tỷđồng, chiếm 6,6%. -Công nghiệp – xây dựng: 224,58 tỷđồng, chiếm 27,1%.

-Thương nghiệp – dịch vụ: 550,41 tỷđồng, chiếm 66,3%. Trên địa bàn xã hiện nay có hơn 600 công ty, doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động. Trong đó không có công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn( trên 1000 lao động) còn lại là các công ty, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các công ty, doanh nghiệp giải quyết được việc làm cho khoảng gần 1000 lao động trên địa bàn xã, ngoài ra là lao động từ các địa phương khác tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế

xã hội trên địa bàn.

Xã vẫn còn mang nét văn hóa thôn làng, hương ước, tình làng nghĩa xóm

được giữ gìn nên trong nhân dân có tinh thần đoàn kết, gắn kết . Tuy nhiên, vài năm gần đây do sự phát triển của các khu chung cư, khu đô thị nên số dân cơ học tăng rất nhanh do đó tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã có nhiều diễn biến phức tạp.

Trên địa bàn xã có 03 trường mầm non công lập và 12 cơ sở mầm non tư

thục; 02 trường tiểu học công lập và 01 trường tiểu học dân lập; 01 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông đều đạt trường chuẩn quốc gia.

Y tế được chính quyền địa phương quan tâm. Xã có 01 trạm y tế đạt trạm chuẩn theo quy định, được xây dựng mới và đầu tư trang thiết bị cùng với độn ngũ cán bộ y tếđủđiều kiện đáp ứng cho khám chữa bện ban đầu của nhân dân trên địa bàn xã.

Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, Đảng bộ và nhân dân xã An Khánh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, trong xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội đề hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt luôn chú trọng quan tâm tới các đối tượng yếu thế nhất là đối tượng Người cao tuổi vì họ là tầng lớp đã có nhiều cống hiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

31

Một phần của tài liệu Hoạt động Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)