IV. Stress và công việc:
1. Căng thẳng thần kinh và sức khoẻ tinh thần với công việc
Freud lên tiếng kêu gọi về một người bình thường để yêu để làm việc
đã nhấn mạnh rằng công việc và gia đình chính là một chức năng của sức khoẻ tâm lý (Quick, Murphy, Hurrell, & Orman, 1992).
Công việc là các đặc điểm trung tâm của cuộc sống đối với hầu hết cá nhân. Công việc có thể có giá trị thực, giá trị phương tiện, hoặc cả hai. Giá trị thực của công việc là giá trị một cá nhân tìm thấy khi làm công việc, và trong chính bản thân nó. Giá trị phương tiện của công việc ở trong sự cung cấp những thứ cần dùng của cuộc sống và phục vụ như một nguồn khẳng
định cho tài năng, năng lực, và hiểu biết của cá nhân.
Trong thời đại công nghiệp hoá nghiệp hoá, con người đứng trước thách thức về sự chia tách trong công việc cá nhân và gia đình.
Cá nhân luôn có nhận thức về sự thoả mãn từ công việc và sự căng thẳng trong công việc có thể đe doạ sự thoả mãn này. Cá nhân cũng cần có sự cân bằng giữa thoả mãn nhu cầu “tình yêu và công việc” và vấn đề quan hệ công việc có thể dẫn đến sự thiếu cân bằng trong mối quan hệ đó.
2. Những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ tinh thần:
Warr coi chín yếu tố sau có thể xem như cơ sở để có sự khoẻ mạnh tâm lý:
1. Cơ hội kiểm soát. Yếu tố đầu tiên của sức khoẻ tinh thần được thừa nhận là cơ hội của môi trường cung cấp cho một người các hoạt động kiểm tra và kết quả. Sức khoẻ tinh thần được tăng thêm bởi môi trường cho phép tăng thêm sự kiểm soát của cá nhân. Sự kiểm soát có hai yếu tố chính: cơ hội
giải quyết và hành động trong lựa chọn phương hướng, và khả năng dự đoán kết quả của hành động.
2. Cơ hội sử dụng kỹ năng. Điểm đặc trưng thứ hai là mức độ môi trường bên ngoài hạn chế hoặc khuyến khích sự sử dụng và phát triển các kỹ
năng. Những sự hạn chế sử dụng kỹ năng có thể có hai dạng. Thứ nhất là những gì ngăn cản con người khỏi việc sử dụng những kỹ năng họ đã có, mà thay bằng các hành vi thông thường. Thứ hai là sự ngăn cản cá nhân tiếp thu những kỹ năng mới, có thể khiến cho họ vượt khỏi mức độ kỹ năng thấp của việc thực hiện trong khi họ có tiềm năng cho việc mở rộng các hoạt động phức tạp hơn.
3. Các mục đích thể hiện ra bên ngoài. Yếu tố thứ ba được thừa nhận làm cơ sở cho sức khoẻ tinh thần là sự có mặt của các mục đích hoặc thách thức được thể hiện bởi môi trường bên ngoài. Một môi trường bên ngoài mà không tạo ra sự mong muốn lên cá nhân, không đem lại sựủng hộ và không
động viên sự tích cực, hoặc thành tích. Ngược lại là một môi trường nuôi dưỡng sự thiết lập và theo đuổi các mục tiêu và được cho là dẫn dắt sự tích cực hoạt động. Chúng có tác động lạc quan lên sức khoẻ tinh thần.
4. Sự không đồng nhất của môi trường. Một số môi trường sinh ra các mục đích và các hoạt động tích cực cùng với mức độ lặp đi lặp lại và không thay đổi khác nhau. Hoạt động đòi hỏi lặp đi lặp lại thì không hứa hẹn góp phần vào sức khoẻ tinh thần do một mức độ đơn điệu như là so với những hoạt động đòi hỏi sự khác nhau hơn, cái đó mở đầu sự mới lạ và phá vỡ các hoạt động và vị trí thông thường.
5. Sự rõ ràng của môi trường. Sự rõ ràng bao gồm hai yếu tố: Thứ
nhất, là thông tin phản hồi về kết quả của một hoạt động; Thứ hai là các điều kiện rõ ràng về vai trò và những chờ đợi theo chuẩn về hành vi, và mức độ
6. Có sẵn tiền để dùng. Những hạn chế khắt khe trong cách kiếm tiền có thể mang lại sự tăng lên khó khăn của một số quá trình và có thể dẫn đến sự suy yếu sức khoẻ tinh thần. Sự có tiền không đảm bảo sức khoẻ tinh thần, nhưng sự thiếu tiền thường tạo ra các vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Cảnh nghèo nàn làm giảm bớt cơ hội cho cá nhân kiểm soát cuộc sống của mình.
7. Sự an toàn cơ thể. Nét đặc trưng thứ bảy là sự an toàn cơ thể trong môi trường sống. Môi trường cần bảo vệ một người chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể và cung cấp đầy đủ sự an toàn trong ăn, ngủ, và ở. Chúng cũng cần thường xuyên hợp lý để cho người sở hữu có thể thấy sự tiến bộ
trong sự có mặt liên tục của họ.
8. Cơ hội tiếp xúc với người khác. Tiếp xúc tạo sự phù hợp với nhu cầu có bạn bè và giảm bớt cảm giác cô đơn. Sự tiếp xúc giữa các cá nhân cũng cung cấp sựủng hộ của xã hội cả về cảm xúc và phương tiện (góp phần giúp đỡ và cho lời khuyên để cá nhân quyết định các vấn đề) có tính tự
nhiên.
9. Địa vị xã hội được quí trọng. Khía cạnh thứ chín đã được đánh giá kỹ sự quan trọng là một địa vị trong cấu trúc xã hội mà do đó nhận được sự
quí mến/kính trọng từ người khác. Sự kính trọng được sinh ra trước hết nhờ
bởi giá trị gắn với các hoạt động vốn có trong vai trò và sự đóng góp mà họ
tạo ra.
Tuy có một số chồng chéo giữa chín khía cạnh trên nhưng nó giúp hiểu môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ tinh thần. Nếu một người bị thu hút vào các môi trường thay đổi làm tăng sức khoẻ tinh thần , chính khía cạnh đó sẽ tạo ra các mục tiêu.