Các kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả cấp nhiệt bằng ống nhiệt mặt trời cho máy lạnh hấp thụ H2O-LiBr loại Single Effect ở miền Nam Việt Nam (Trang 25 - 27)

Đã thực hiện nhiều thí nghiệm vào những ngày khác nhau cho cả hai tr−ờng hợp: (i)Tr−ờng hợp 1: N−ớc nóng của ngày tr−ớc đ−ợc sử dụng hết, lúc bắt đầu vận hành nhiệt độ n−ớc trong bình là nhiệt độ n−ớc có nhiệt độ 300C. (ii)Tr−ờng hợp 2: N−ớc nóng ngày hôm tr−ớc sử dụng ch−a hết, lúc khởi động hệ thống n−ớc nóng trong bình là 540C.

5.4 Nhận xét

- Với sơ đồ đã chọn có thể vận hành hệ thống một cách chủ động, khi c−ờng độ bức xạ mặt trời không đủ thì có thể sử dụng năng l−ợng phụ.

- Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ số F/Q của hệ thống là 6,85m2/kW, kết quả này có chênh lệch so với kết quả tính toán theo ch−ơng trình mô phỏng ở ch−ơng 4 (F/Q = 5,8m2/kW).

Sự chênh lệch này là do trong thực tế có tổn thất trên đ−ờng ống và tổn thất ở bình chứa… nên với sai số này có thể chấp nhận đ−ợc chứng tỏ phần mềm mô phỏng ch−ơng 4 là có thể tin cậy.

- Theo phần mềm SOLARAD mô phỏng tần suất bức xạ mặt trời ở các tỉnh thành của Việt Nam [11] thì thành phố Đà Nẵng tần suất xuất hiện bức xạ mặt trời có c−ờng độ bức xạ 800W/m2 là khoảng

550giờ/năm do đó có thể vận hành hệ thống trong vòng 550giờ/năm.

ở thành phố Hồ Chí Minh tần suất xuất hiện c−ờng độ bức xạ mặt trời lớn hơn 800 W/m2 là khoảng 650 giờ/năm, do đó hệ thống thí nghiệm có thể vận hành khoảng 650 giờ/năm.

Ví dụ: Sử dụng MLHT có công suất lạnh 35kW nếu đốt dầu FO thì mỗi giờ tiêu tốn 6 kg, vậy 700giờ tiêu tốn hết 3900kg. Nếu dùng hệ thống NLMT có hệ số ζFNP =67% để cấp nhiệt cho MLHT 35 kW thì mỗi năm tiết kiệm đ−ợc [3900kg(FO)x67/100]=2613 kg dầu FO. Giá 1 kg dầu FO là 13000đồng, tức là tiết kiệm đ−ợc: 2613kg (FO) x13000VNĐ/kg=33,969,00 đồng.

Kết luận vμ kiến nghị Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của luận án, đã rút ra những kết luận đ−ợc trình bày trong phần d−ới đây và đó cũng chính là những đóng góp mới của luận án:

1. Phần mềm xác định các thông số đặc tr−ng của các bộ thu NLMT kiểu ống nhiệt đã đ−ợc xây dựng cho phép xác định các thông số với sai lệch lớn nhất bằng 1,4% đối với bộ thu ống nhiệt tấm phẳng và 24% đối với bộ thu ống nhiệt ống chân không.

2. Để giảm thời gian khởi động, tăng nhiệt độ bề mặt của phần ng−ng thì tỷ số nạp là 30%. Tỷ số này trùng với l−ợng nạp tối −u để ống nhiệt đạt đ−ợc công suất cực đại đã đ−ợc công nhận trong các công trình nghiên cứu đã công bố.

3. ở điều kiện nhiệt độ tối thiểu theo yêu cầu của máy lạnh hấp thụ (750C) thì hiệu suất của bộ thu ống nhiệt chân không là 50 đến 55% và bộ thu ống nhiệt tấm phẳng là 30 đến 35%.

4. Trong điều kiện c−ờng độ bức xạ mặt trời trung bình th−ờng xuất hiện ở miền nam Việt Nam (700-900 W/m2) thì cứ 1 m2 bộ thu ống nhiệt ống chân không có thể cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ có công suất từ 0,24 đến 0,4 kW và từ 0,1 đến 0,2 kW đối với bộ thu ống nhiệt tấm phẳng.

5. Nếu sử dụng bộ thu ống nhiệt tấm phẳng để cấp nhiệt ở nhiệt độ tối thiểu (750C) cho máy lạnh hấp thụ thì cần bổ sung năng l−ợng (điện năng) cho hệ thống là 52 đến 60%.

Kiến nghị h−ớng phát triển của luận án

Luận án đã nghiên cứu đ−ợc loại bộ thu ống nhiệt ống chân không có hiệu suất cao và nhiệt độ cao có thể cấp nhiệt cho MLHT H2O-LiBr. Để đ−a loại bộ thu này vào th−ơng mại hoá, đòi hỏi phải đầu t− một dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất ống thuỷ tinh đ−ờng kính lớn, công nghệ hàn kín giữa thuỷ tinh và ống đồng để duy trì độ chân không trong ống ống thuỷ tinh. Một trong những h−ớng nghiên cứu nữa của luận án này mà chúng tôi đã ấp ủ từ lâu đó là chế tạo MLHT H2O-LiBr loại công suất nhỏ sử dụng NLMT.

Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, do kinh phí và thời gian còn hạn hẹp, mà vấn đề triển khai ứng dụng thiết bị mới vào thực tế cần phải có nhiều thời gian và đầu t− lớn về mặt tài chính, nên chắc chắn kết quả thu đ−ợc của luận án còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, có thể xem đây là nghiên cứu b−ớc đầu rất triển vọng của việc triển khai ứng dụng thiết bị sử dụng năng l−ợng mặt trời vào thực tế cho mục đích cấp nhiệt và chạy máy hấp thụ H2O-LiBr trong các hệ thống điều hoà không khí. Nếu đ−ợc tiếp tục đầu t− cho việc nghiên cứu chúng tôi tin t−ởng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả cấp nhiệt bằng ống nhiệt mặt trời cho máy lạnh hấp thụ H2O-LiBr loại Single Effect ở miền Nam Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)