- Cột dF/dX của bảng 7 là kết quả tính toán mức độ ảnh hưởng của từng biến đến xác suất quyết định mua, thuê thêm đất đai của hộ gia đình (tại giá trị trung bình của các biến độc lập).
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
5.1. KẾT LUẬN
1) Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Trên cơ sở thừa kế lý luận của các học giả, nghiên cứu đưa ra lý luận về tính hợp lý thông qua tính hiệu quả, tính công bằng và mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả. Đồng thời, từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam nghiên cứu đưa ra các bài học kinh nghiệm vê phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình.
Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình biến động theo thời gian có sự khác biệt giữa các vùng, giữa các loại hình đất sử dụng và giữa các hộ theo vùng, theo loại hình sử dụng đất và theo ngành nghề. Như kịch bản đặt ra thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang tiếp tục là quy mô nhỏ, phân tán, manh mún dưới 0,4 ha nhưng với mức độ cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mặc dù nơi đây đã có sự xuất hiện các hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp.
Tính hợp hợp lý trong phân bố đất nông nghiệp được đánh giá trên cơ sở tính hiệu quả, tính công bằng và mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả cho thấy:
Về hiệu quả, tuy có quy mô đất đai nhỏ, nhưng hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình nông dân của Bắc Giang, theo các chỉ tiêu đo lường phổ biến, trước hết là giá trị thu được bình quân hộ nông dân và trên một đơn vị diện tích cao hơn mặt bằng chung của cả nước và của vùng. Hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng xét trên bình diện chung, ít nhất là trong mối tương quan với các tỉnh có điều kiện sản xuất tương tự của vùng, thì so sánh nói trên cho thấy, quy mô nhỏ và manh mún đất đai chưa phải là một hạn chế rõ ràng đối với cải thiện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình. Như vậy, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả kinh tế và quy mô sử dụng đất ở cấp độ hộ gia đình trong tỉnh. Trái ngược với các suy đoán phổ biến về những bất lợi, những rào cản của quy mô nhỏ đối với cải thiện hiệu quả kinh tế, các hộ gia đình có quy mô đất đai nhỏ thuộc mẫu điều tra đang đạt hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, tập trung đất nông nghiệp là yếu tố làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Cây ăn quả là một thế mảnh của tỉnh Bắc Giang- các hộ trồng cây ăn quả có hiệu quả gấp hơn 2 lần cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.
24
Về công bằng, công bằng trong phân bố dưới các góc độ có sự khác nhau. Trên các góc độ cá biệt giữa các vùng, giữa các hộ và giữa các thế hệ trong hộ có sự bất công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Ngược lại, xét trên phương diện tổng thể, thủ tục pháp lý và thu nhập thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang có sự công hơn. Tùy vào quy mô diện tích đất các vùng mà sự công bằng có sự thay đổi. Quy mô diện tích nhỏ đảm bảo công bằng hơn so với quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn. Khi tiến hành đo lường công bằng các nhà hoạch định cần xem xét, đo lường trên các khía cạnh: (1) Các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; (2) Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; (3) Công bằng về cơ hội cho những người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Trong đó, công bằng về kết quả phân bố đất đai được phân chia đồng đều và phương thức phân bố là đất nông nghiệp cần được sử dụng bởi người cần đất.
Về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả, mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả là khác phụ thuộc vào các góc nhìn. Xét trên góc độ vùng, công bằng và hiệu quả mâu thuẫn hay không tùy vào loại hình đất trồng, nhưng xét trên góc độ quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn.
2) Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đất hiện trạng phân bố đất nông nghiệp nói trên gồm: Chính sách, thể chế; Kinh tế, kỹ thuật; Tâm lý, xã hội. Trong đó, chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách phát khu đô thị và khu công nghiệp trong công nghiệp hóa, đô thị hóa trong nhóm yếu tố chính sách, thể chế và nhóm tâm lý, xã hội là rào cản tích tụ, tập trung dẫn tới quy mô manh mún đất nông nghiệp. Ngược lại, các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp (chính sách chuyển đổi ngành nông nghiệp), chính sách liên kết, hợp tác nông nghiệp trong nhóm chính sách, thể chế và nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuât bao gồm: sự phát triển của thị trường đất đai, gắn với kinh tế/phi kinh tế theo quy mô trong nông nghiệp; Thị trường nông sản; Gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp.
3) Kết quả phân tích cho thấy có thể dự báo về bức tranh phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình sẽ tiếp tục là phân bố đồng đều với quy mô sản xuất nhỏ, coi trọng mục tiêu công bằng, kể cả khi có sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp, xu hướng này không nằm ngoài xu thế chung của các nước châu Á.
Các giải pháp thúc đẩy phân bố hợp lý, đảm bảo phân bố đất nông nghiệp công bằng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng: Thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp; Lựa chọn, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phủ hợp; Liên kết, hợp tác phát triển hàng hóa lớn; khuyến khích tích, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng.