Các mối quan hệ trong công việc

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công chức tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.6. Các mối quan hệ trong công việc

1.3.6.1. Mối quan hệ với cấp trên

Lãnh đạo được hiểu là người cấp trên trực tiếp của nhân viên. Lãnh đạo

đem đến sự hài lòng cho NLĐ thông qua việc tạo ra sự đối xử công bằng, thể

hiện sự quan tâm đến cấp dưới, có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành cũng như hỗ trợ nhân viên trong công việc (Robins et al, 2002).

Theo Ramsey (1997) thái độ và hành vi của lãnh đạo đối với nhân viên cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần làm việc cao hay thấp hoặc các hành vi hợp tác hay bất hợp tác của NLĐ. Trong công việc khi được động viên đúng lúc lãnh đạo có thể thúc đẩy, tạo động lực làm việc cho nhân viên và giảm các bất mãn.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa nhân tố lãnh đạo và sự hài lòng trong công việc (Spector, 1985; John. D Pettit và cộng sự, 1997; Luddy, 2005; của Lilia M Cortina và Vicki J. Magley, 2011; Trần Kim Dung, 2005; Nguyễn Liên Sơn, 2008; Nguyễn Thu Thủy, Hà Nam Khánh Giao, 2011).

Xây dựng phong cách lãnh đạo công bằng, dân chủ, tôn trọng nhân viên là một trong những yếu tố tác động lớn đến hành vi của người lao động. 1.3.6.2. Mối quan hệ với đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người làm việc cùng trong tổ chức hoặc gần hơn là những người làm việc trong cùng bộ phận với nhau. Quan hệđồng nghiệp thân thiện và hỗ trợ sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng trong công việc của NLĐ (Johns, 1996; Kreitner & Kinicki, 2001 dẫn theo Luddy, 2005).

Nhân tố đồng nghiệp được đánh giá là tốt khi trong tổ chức NLĐ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp làm việc một cách hiệu quả, các mối quan hệ

không căng thẳng, môi trường làm việc thân thiện và quan hệ giữa các cá nhân là đáng tin cậy. Mối quan hệ giữa nhân tố đồng nghiệp và sự hài lòng công việc được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khác nhau.

23

Nghiên cứu của Madison (2000 dẫn theo Luddy, 2005) trên 21.000 phụ

nữ cho thấy các công việc đòi hỏi tính khắt khe mà thiếu sự hỗ trợ của đồng nghiệp thì khả năng không hài lòng công việc cao hơn. Nhiều nghiên cứu bằng thực nghiệm khác nhau cũng cho thấy mối quan hệ tích cực của việc

được hỗ trợ bởi đồng nghiệp sẽ tạo ra sự hài lòng khách hàng (Luddy, 2005; Châu Văn Toàn, 2009; Hà Nam Khánh Giao, 2011; Phạm Văn Mạnh, 2012). Xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau trong tổ

chức giúp khích lệ tinh thần người lao động, tạo tâm lý thoải mái hơn trong công việc.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công chức tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)